VỤ VIỆC TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ GIỮA ÔNG TUÂN VÀ ÔNG TÔN

Tranh chấp quyền tác giả

VỤ VIỆC TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ

GIỮA ÔNG TUÂN VÀ ÔNG TÔN

  1. diễn biến vụ việc

Năm 2001, ông Nguyễn Quảng Tuân xuất bản cuốn sách ““truyện Kiều – nghiên cứu và thảo luận". Trong cuốn sách của mình, ông Tuân có trích dẫn nhiều bài nghiên cứu truyện Kiều của một số nhà văn nghiên cứu văn học với mục đích bình luận. Ngoài ra, ông Tuân đã trích dẫn nguyên văn 3 bài viết của ông Đào Thái Tôn (đã đăng trong tạp chí Văn nghệ) để binh luận. ông Tôn kiện ông Tuân đến tỏa vì cho rằng ông Tuân đã xâm phạm quyền tác giả của mình khi sử dụng 3 tác phẩm của ông mà không xin phép, không trả tiền. ông Tuân cho rằng mình không xâm phạm quyền tác giả của ông Tôn vì pháp luật cho phép trích dẫn để bình luận mà không phải xin phép, trả tiền. Thực chất trong tác phẩm của ông Tuân đã trích dẫn trên 20 tác phẩm của nhiều nhà nghiên cứu để bình luận. Riêng 3 bài viết của ông Tôn, ông Tuân trích dẫn nguyên văn để người đọc có thể nhìn thấy đầy đủ và toàn diện 56 điểm sai trong bài viết của ông Tôn khi nghiên cứu về truyện Kiều. 

Theo bản án dân sự sơ thẩm số 68/2006/DSST của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuyên rằng hành vi in ​​nguyên văn 4 bài báo của nguyên đơn mà không có sự cho phép của nguyên đơn cấu thành hành vi xâm phạm quyền tác giả theo đó lệnh buộc bị đơn phải xin lỗi nguyên đơn và bồi thường thiệt hại 26.040.000 VND.

  1. Nhận định của bản thân

Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung năm 2009) có quy định 10 trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần phải xin phép, trả tiền cho tác giả

Những hành vi trên đều là những hành vi sử dụng tác phẩm đã công bố mà đều không vì mục đích thương mại mà vì mục đích phát triển văn hóa xã hội chung, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tri thức cho người dân. Đồng thời, những hành vi này cũng không gây tổn hại gì đến tác giả, tác phẩm và quyền tác giả với tác phẩm.

Như vậy, theo quy định của hai Điều luật nêu trên, giới hạn quyền tác giả chỉ xảy ra khi đáp ứng đủ ba điều kiện sau: 

Thứ nhất, tác phẩm đó đã được công bố. Công bố một tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chỉ khi tác phẩm này đã được công bố ra công chúng rồi thì mới được sử dụng, nếu tác phẩm đó chưa được công bố ra bên ngoài thì hành vi này sẽ là ăn cắp bản quyền. 

Thứ hai, việc sử dụng hoàn toàn vào mục đích phi thương mại như nghiên cứu khoa học, giảng dạy, sử dụng riêng hay để cung cấp thông tin; 

Thứ ba, việc sử dụng không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi, chương trình phát sóng, không gây phương hại đến quyền tác giả và quyền liên quan ( khi sử dụng phải tôn trọng các quyền của tác giả, chủ thể của quyền liên quan như thông tin về tác giả, tác phẩm, người biểu diễn,….)

Trong vụ việc trên, chúng ta có thể suy luận rằng việc ông Tôn sử dụng tác phẩm của ông Tuân là “ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm”. Bởi lẽ, do ông Tôn đưa toàn bộ tác phẩm của ông Tuân vào tác phẩm của mình nên người đọc không cần tìm kiếm những tài liệu mà tác phẩm của ông Tuân được công bố. Điều đó có nghĩa là tài liệu phát hành tác phẩm của ông Tuân không được khai thác bình thường và do đó có thể coi là đã xâm hại đến quyền lợi của ông Tuân hay tổ chức đã công bố tác phẩm của ông Tuân. Nếu chúng ta cho phép một người sử dụng nguyên văn một tác phẩm của người khác với một vài bình luận, nhận xét cá nhân thì chúng ta sẽ giảm khả năng tiêu thụ tác phẩm gốc được in hay xuất bản ở nơi khác. Do đó, việc cho sử dụng nguyên văn tác phẩm của người khác không nên được chấp nhận cho dù có thêm lời nhận xét cá nhân.

Như vậy, việc ông Tuân trích dẫn bài viết của ông Tôn rõ ràng nhằm mục đích nghiên cứu và bình luận do đó, thuộc trường hợp không phải xin phép và trả thù lao. 

Theo quy định điều 12 Nghị định 76 “Phần trích dẫn tác phẩm đã công bố của người khác theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 761 của Bộ luật không trở thành phần chính của tác phẩm mới; phần trích dẫn này chỉ giới hạn trong phạm vi giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong tác phẩm của mình và phải ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn”.Như vậy, tuy phần trích dẫn toàn bộ 4 bài viết của ông Tuân chiếm tới 50 trang in tương đương 50 trang bình luận của ông Tôn với việc chỉ ra 82 sai sót của ông Tuân nhưng rõ ràng phần bình luận của ông Tôn mới là nội dung chính và phù hợp với tiêu đề của cuốn sách. Như vậy, việc trích dẫn của ông Tôn là hoàn toàn phù hợp.

(Sản phẩm của FTC. Lưu hành nội bộ)