VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

Mặc dù năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam nhưng phải mãi tới năm 1896, chúng mới hoàn tất công cuộc xâm lược và cơ bản bình định Việt Nam.

Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, văn hoá Pháp đã từng bước du nhập vào Việt Nam và có một số nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của phương Tây, song ở các làng quê mỹ thuật truyền thống vẫn giữ được bản sắc phát triển theo con đường cũ.

Do tiếp xúc với kỹ thuật phưpng Tây, mỹ nghệ chứng kiến một sự thay đổi mới:

Pháp đã nhận ra lộ nhuận về nghệ thuật nên đã tổ chức triển lãm mà gọi là cuộc “đấu xảo “như các cuộc triển lãm Hà Nội (1887), Quốc tế (1888 – 1889), Ly ông (1885), Paris (1990)… Từ những kết quả đã đạt được qua các cuộc triển lãm chính quyền thuộc địa mở ra một số trường mỹ nghệ ở Nam Kỳ:

Năm 1901 lập trường mỹ nghệ Thủ Dầu Một với bốn bộ môn: gỗ, điêu khắc, khảm xà cừ, đúc đồng.

Năm 1907 lập trường mỹ nghệ Biên Hoà đào tạo về gốm, sứ và đúc đồng.

Năm 1913 lập trường nghệ thuật bản xứ Gia Định sau đó thay đổi tên liên tục, nó luôn phản ánh mục tiêu đào tạo không ổn định, trường đào tạo giáo viên các công việc về hình hoạ, chạm khắc, đồ hoạ…

Năm 1920 mở rộng địa bàn ra Bắc, lập trường nghệ thuật thực hành ở Hà Nội, dạng đúc đồng, làm đồ mộc, chạm bạc, làm ren…

Những cuộc đấu xảo tổ chức tại Pháp đã giúp cho các nghệ nhân Việt Nam học hỏi nhau, vừa được tiép xúc với công chúng và nghệ thuật phương Tây. Chẳng hạn tại cuộc triển lãm Marseille năm 1906 mỗi kỳ và mỗi nước thuộc địa Đông Dương đều có gian hàng đặc trưng cho truyền thống văn hoá của mình. Đã có hai nghệ nhân được thưởng Huy chương đồng như Nguyễn Hữu Chi, Nam Quát những sản phẩm họ làm ra chủ yếu là đồ chạm mộc, tủ chè, sập ngủ, thêu trên lụa Lyông của Pháp… và đã được dân chúng ưa chuộng.

Còn những trường mỹ nghệ tuy chỉ ở trình độ sơ cấp nhưng những thợ giỏi Việt Nam đã phát huy được kinh nghiệm truyền thống cha ông và tiép thu được phương pháp khoa học mới, đã đưa nghệ thuật của mình phát triển lên tầng cao mới. Từ những trường như mỹ thuật Thủ Dầu Một, mỹ thuật Biên Hoà…, nhiều mặt hàng mộc, sơn mài in đá, gỗ, chạm đồng, sơn dầu, tranh lụa… lên đến trình độ tinh xảo của nghệ thuật.

Mỹ thuật dần đã hoà nhập với thế giới đương đại để trở thành hiện đại theo khoa học mới. Do sự ham thích của vài cá nhân, sau trở thành tổ chức của chính quyền thực dân Pháp.

(Sản phẩm của FTC. Lưu hành nội bộ)