TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng thương mại

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Nhận thức chung về HĐTM (Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, hợp đồng trong hoạt động thương mại)

  • Khái niệm: Hợp đồng là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí, sụ tự do ý chí, bình đẳng trong hợp đồng. Hợp đồng phát sinh trong lĩnh vực nào thì gọi tên lĩnh vực ấy. (VD: Hợp đồng phát sinh trong lĩnh vực thương mại thì gọi là hợp đồng thương mại)

Có một vài hợp đồng đặc biệt: sẽ không hẳn là có sự bình đẳng, có một phần hoặc phần lớn theo ý chí của 1 bên. (Vẫn là sự thỏa thuận nhưng không hoàn toàn bình đẳng)

Ví dụ 1: Như hợp đồng theo mẫu (lắp điện, lắp nước sinh hoạt => công ty lắp đặt sẽ đưa hợp đồng đã có nội dung, chữ ký, con dấu.... bên sử dụng chỉ có việc ký, sẽ có 1 vài điều khoản HĐ không thực sự có lợi cho bên sử dụng). Đối tượng cung cấp dv rất ít, nhưng đối tượng sử dụng thì rất nhiều nên công ty không thể soạn  cho từng chủ thể sử dụng dịch vụ được.

  • Đặc điểm

- Lĩnh vực phát sinh: phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Lĩnh vực rất nhạy cảm, có thể biến động theo tháng, tuần, giờ. Những điều khoản trong hợp đồng cần có sự linh hoạt, đặc biệt là về giá: để khi thị trường biến động thì giá cả phải có sự thay đổi để có lợi cho cả 2 bên. Trong luật có 1 điều khoản: Chấm dứt HĐ khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (hoàn cảnh thay đổi đến cái mức nếu biết hoàn cảnh sẽ như thế thì thì ngta sẽ không ký ...)

- Chủ thể: ít nhất 1 bên trong HĐ phải là thương nhân: thương nhân với thương nhân, thương nhân với tổ chức, cá nhân.

- Mục đích giao kết: ít nhất 1 bên nhằm mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận

- Hình thức: 2 trường hợp: 1 là bắt buộc bằng văn bản hoặc trường hợp không bắt buộc thì có thể bằng văn bản, lời nói, hành vi. (tham khảo: Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)

- Nội dung: Bao gồm các điều khoản do các bên thỏa thuận, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng cần cụ thể và chi tiết.

+ Các điều khoản chủ yếu (bắt buộc phải có)

+ Các điều khoản thường lệ (Pháp luật quy định: nếu các bên có thỏa thuận thì đưa vào, không có thỏa thuận thì cũng phải đưa vào theo quy định của pháp luật)

+ Các điều khoản tùy nghi (có thỏa thuận thì thêm)

  • Phân loại

 Hợp đồng mua bán hàng hóa:  Theo khái niệm hợp đồng của luật Dân sự và khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa của luật Thương mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán.

Hợp đồng cung ứng dịch vụ: Về mặt bản chất thì cũng giống hợp đồng mua bán hàng hóa: một bên có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ, hoặc một công việc, một bên thì có quyền thụ hưởng dịch vụ đó và có nghĩa vụ thanh toán. Nhưng về đối tượng thì khác nhau so với hợp đồng mua bán hàng hóa: một bên là hàng hóa hữu hình một bên là hàng hóa vô hình, chỉ thụ hưởng chứ không sở hữu được.

“Sản phẩm trên thuộc FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ”