THỰC TRẠNG DÂN SỐ GIÀ TẠI NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC
THỰC TRẠNG DÂN SỐ GIÀ TẠI NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC
Dân số già hay già hóa dân số là sự gia tăng độ tuổi trung vị của dân số một vùng do tỷ suất sinh giảm hoặc tuổi thọ trung bình tăng. Tại một số nước đang có nền kinh tế phát triển, dân số già đang dần bị lão hóa và tăng cao. Tuy nhiên, cũng có thể thấy ở một số nước có nền kinh tế kém phát triển hơn. Xu hướng của phụ nữ hiện nay là ngại sinh con hoặc sinh theo kế hoạch hóa gia đình chỉ từ một đến hai đứa con nên tỉ lệ dân số già đang bị tăng cao.
Già hoá dân số tại Nhật Bản
Cuối năm 2022, Báo cáo của Chính phủ Nhật Bản cho biết đây là năm thứ 9 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận tình trạng dân số giảm khi mà số người trong độ tuổi lao động xuống mức thấp nhất, và số dân trên 65 tuổi đạt mức cao kỷ lục.
Dân số Nhật Bản đã giảm xuống 123,2 triệu người trong năm nay, mức giảm thấp nhất kể từ năm 2013. Mức sinh thấp hơn mức tử vong, cộng với các hạn chế biên giới do ảnh hưởng của đại dịch là nguyên nhân dẫn đến thực tế này.
Dân số nước này đạt 125,9 triệu người vào ngày 1/1, bao gồm cả người nước ngoài cư trú, do số liệu Bộ Nội vụ công bố hôm 9/8, South China Morning Post đưa tin.
Những con số trên làm gia tăng áp lực lên chính quyền, khi các nhà lãnh đạo đang nỗ lực giải quyết vấn đề suy giảm và già hóa dân số, lực lượng lao động thiếu hụt.
Trong 47 tỉnh của Nhật Bản, chỉ trừ Okinawa, tất cả đều ghi nhận dân số giảm. Tokyo và 3 tỉnh xung quanh là Saitama, Chiba và Kanagawa lần đầu tiên có số dân giảm kể từ năm 2013, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Số lượng người Nhật ở nước này là 123,2 triệu người, giảm 619.140 người so với trước. Số ca tử vong ở mức cao nhất mọi thời đại, khoảng 1,44 triệu người, còn số ca sinh ở mức thấp kỷ lục, khoảng 810.000 người.
Số người nước ngoài cư trú cũng giảm 107.202 người, xuống còn 2,7 triệu người. Đây là năm thứ hai liên tiếp con số này giảm xuống, do chịu tác động từ các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ trong bối cảnh đại dịch.
Xét theo khu vực, Tokyo có mức giảm lớn nhất với 48.592 người. Đây là năm thứ 2 thành phố ghi nhận dân cư giảm, do lượng người nước ngoài rời đi đáng kể, người dân trong nước cũng ít di chuyển về khu vực thủ đô.
Các tỉnh phía đông bắc như Akita, Aomori và Yamagata có tỷ lệ dân số giảm cao nhất, lần lượt là 1,52%, 1,35% và 1,25%.
Okinawa là tỉnh duy nhất có mức tăng dân số dương với 186 người do tỷ lệ sinh ở đây tương đối cao.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64, được coi là dân số lao động, chiếm 58,99% tổng số dân - đạt mức thấp kỷ lục.
Những người trên 65 tuổi hiện chiếm 29% dân số cả nước, con số cao nhất từ trước tới nay.
Già hoá dân số tại Trung Quốc
Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới và là nước đang phát triển với tốc độ già hóa dân số nhanh nhất. Già hóa dân số trở thành một trong những mối lo ngại lớn nhất đối với tương lai của Trung Quốc.
Năm 2020, dân số của Trung Quốc đạt mốc 1,411 tỷ người, tăng 72 triệu người so với năm 2010. Năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 - 59 tuổi) giảm xuống còn 894 triệu người; số lượng người từ 60 tuổi trở lên tăng đến 264 triệu người, chiếm 18,7% dân số, trong đó, số lượng người từ 65 tuổi trở lên đạt 190 triệu người, chiếm 13,5% dân số, số lượng người từ 80 tuổi trở lên đạt 35,8 triệu người, chiếm 2,54% tổng dân số, tăng 14,85 triệu người so với năm 2010 (1). Nhiều chuyên gia nhận định, tốc độ già hóa dân số ở Trung Quốc sẽ vượt qua tốc độ già hóa dân số ở Nhật Bản vào năm 2025, khi tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số của Trung Quốc gần bằng tỷ lệ của Nhật Bản. Điều đáng nói là, tại thời điểm với tỷ lệ người già như Trung Quốc hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản đã cao gấp 2,5 - 3 lần so với Trung Quốc.
Năm 2022, Trung Quốc bước vào giai đoạn già hóa dân số nghiêm trọng với tỷ lệ người từ độ tuổi 65 tuổi trở lên chiếm trên 14% dân số (tăng 7% sau hai thập niên - mức tăng nhanh nhất trên thế giới). Ước tính đến năm 2040, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên vượt 20% tổng dân số. Đồng thời, xu hướng già hóa của dân số cao tuổi ngày càng rõ nét: người già từ 80 tuổi trở lên đang tăng với tốc độ 5%/năm và sẽ tăng lên hơn 74 triệu người vào năm 2040. Dự báo đến năm 2050, số lượng người từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 30% dân số Trung Quốc, lên tới 380 triệu người.
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56