Thẩm quyền của các chủ thể trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, trong hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước , hội đồng nhân dân các cấp có các thẩm quyền sau:
Thẩm quyền của các chủ thể trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương.
Thẩm quyền của hội đồng nhân dân các cấp trong lập dự toán ngân sách.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, trong hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước , hội đồng nhân dân các cấp có các thẩm quyền sau:
- Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước được cấp trên giao và căn cứ tình hình thực tế ở địa phương , quyết định dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán ngân sách địa phương và tổng mức vay của ngân sách địa phương
- Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình bao gồm tổng chi, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo lĩnh vực...
- Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương.
- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết.
- Quyết định danh mục các trương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước của ngân sách cấp mình, quyết định chương trình, dự toán đầu tư quan trọng của địa phương được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn có thêm các nhiệm vụ quyền hạn:
- Quyết định kế hoạch tài chính 5 năm gồm các nội dung mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của kế hoạch tài chính 5 năm, khả năng thu ngân sách...giới hạn mức cho vay của ngân sách địa phương, giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch
- Bội chi ngân sách địa phương và nguồn bù đắp nội chị ngân sách địa phương
- Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật ngân sách nhà nước 2015.
- Quyết định tỉ lệ (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
- Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Quyết định nguyên tắc tiêu chí và định mức phân bố ngân sách ở địa phương.
- Quyết định cụ thể đối với một số chế độ , tiêu chuẩn, định múc chi ngân sách theo quy định khung của chính phủ.
- Quyết định Các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù của địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kt-xh ..của ngân sách địa phương .
Ủy ban nhân dân các cấp
+ Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; phối hợp và chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan ở địa phương lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ quy định;
+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét trước khi báo cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;
+ Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được cấp trên giao, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cấp trên trực tiếp dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
+ Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, dự toán thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp dưới;
+ Lập phương án điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp không phù hợp với dự toán thu, chi ngân sách cấp trên giao;
+ Yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
Cơ quan tài chính các cấp
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư tổ chức thảo luận về dự toán ngân sách hằng năm với các cơ quan, đơn vị cùng cấp. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để xác định dự toán thu, chi ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới, số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính cấp trên tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Ủy ban nhân dân cấp dưới đề nghị.
Trong quá trình thảo luận dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng quy định của pháp luật, chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trường hợp còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp dưới, thì cơ quan tài chính ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách theo từng lĩnh vực của ngân sách cấp mình. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên phải tổng hợp, lập dự toán chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ ở địa phương và trong phạm vi cả nước;
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình;
+ Phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trong việc lập dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp mình;
+ Bộ Tài chính thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần chi thường xuyên do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu lập và tổng hợp dự toán, phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi, trình Chính phủ;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách;
+ Bộ Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới để đề xuất ý kiến trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
"Sản phẩm của FTC Việt Nam. Lưu Hành Nội Bộ"
Tin liên quan
- 10 LOẠI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC TRỌNG DỤNG TRONG CÔNG TY 2021-11-18 15:25:36
- 10 điều có thể bạn chưa biết về lợi ích của lá tía tô. 2023-02-13 22:42:26
- ĂN TRÁI MĂNG CỤT MỖI NGÀY, 100 ĐIỀU KỲ DIỆU ĐẾN VỚI SỨC KHỎE 2023-02-08 07:46:19
- Các khoản thu và chi của ngân sách địa phương 2023-02-10 11:24:10
- CÁC NGUYÊN TẮC VÀNG CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG 2021-11-18 16:07:44