TÂM LÝ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

TÂM LÝ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển trong đó tăng trưởng phụ thuộc của trẻ phụ thuộc vào sự đọc lập của người trưởng thành. Giai đoạn này thường bắt đầu từ khoảng 10 tuổi và kéo dài cho đến cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu 20. Trong giai đọan vị thành niên, trẻ em trải qua sự thay đổi rõ ràng về phát triển thể chất, trí tuệ, và cảm xúc. Hướng dẫn trẻ vị thành niên vượt qua giai đoạn này là một thách thức đối với cha mẹ cũng như các bác sỹ lâm sàng.Phát triển tâm lý có khuynh hướng tự lập, nó sẽ kích thích tính độc lập, sáng tạo trong học tập và hoạt động. Sự bắt chước đã mang tính chất lựa chọn, nhưng đối tượng mà trẻ bắt chước vẫn mang tính cụ thể và đồng nhất với nhân vật. Chọn đó là thần tượng của mình và noi theo. Do đó, sự noi gương tính trung thực, giản dị, khiêm tốn của người lớn sẽ có tác dụng giáo dục trẻ, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị...

Vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng, tư duy logic. Suy nghĩ phức tạp ngày càng tăng này dẫn đến tăng cường nhận thức về bản thân và khả năng phản ánh về cái tôi cá nhân. Do nhiều thay đổi thể chất đáng chú ý của trẻ vị thành niên, sự tự nhận thức này thường chuyển thành ý thức tự giác, kèm theo cảm giác lúng túng. Trẻ vị thành niên cũng có mối bận tâm với vẻ bề ngoài, sức hấp dẫn và nhạy cảm cao đối với sự khác biệt so với bạn đồng trang lứa.

Thanh thiếu niên cũng áp dụng các khả năng phản ánh mới của mình vào các vấn đề đạo đức. Trẻ tiền vị thành niên hiểu đúng và sai là cố định và tuyệt đối. Các trẻ vị thành niên lớn hơn thường đặt câu hỏi về các chuẩn mực về hành vi và có thể phản đối với những quy tắc truyền thống- dẫn đến sự sửng sốt của cha mẹ. Một cách lý tưởng, các phản ánh này đạt đến đỉnh cao của sự phát triển và cá nhân hóa những quy tắc đạo đức của riêng lứa tuổi vị thành niên.

Tuổi vị thành niên có tính tự trọng cao, khá nhạy cảm với những gì xúc phạm đến khuynh hướng tự lập của mình. Những lời trách mắng nặng nề sẽ bị trẻ phản ứng lại mạnh mẽ, hay giận dỗi bỏ đi hoặc ngấm ngầm căm tức. Do đó, trẻ không nghe và làm theo những điều khuyên bảo, ngay cả điều đúng, chỉ nghe theo người đồng cảm với mình. Do đó, nhân cách được hình thành ở giai đoạn trước dễ bị phá vỡ để xây dựng một nhân cách mới, trên cơ sở nhân cách cũ.Trong giai đoạn này, trẻ tham gia những nhóm bạn thân cùng sở thích, đồng cảm... Tính trung thực với nhóm bạn bè được đánh giá cao, sự phản bội được coi là thấp hèn. Do đó, thầy cô, bố mẹ phải quan tâm đến cơ sở kết bạn của trẻ.

Nhân cách được hình thành một cách khá hoàn chỉnh, biểu hiện khá ổn định như nếp sống, thói quen về đạo đức. Tư duy của trẻ cũng đạt đến trình độ suy luận khá hợp lý. Trẻ xây dựng cho mình những chuẩn mực, giá trị xã hội là cơ sở cho hành vi có ý thức của mình.

Trong giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên, khi con gái bắt đầu "thấy kinh", con trai bắt đầu "xuất tinh" tức là trẻ đã dậy thì. Con gái thường dậy thì ở tuổi 12 đến 14, con trai ở độ tuổi 13-17. Các thay đổi sinh học đều diễn ra trong một thời kì dài và mạnh mẽ. Ở cả hai giới, hormone sinh dục có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, thể hiện ở những thay đổi nhanh về thể chất. Đồng thời bộ phận sinh dục phát triển, mọc lông ở một số bộ phận. Con gái tuyến vú phát triển. Những biến đổi trên làm cho trẻ quan tâm đến cơ thể mình, theo dõi tỉ mỉ những dấu hiệu nhỏ nhất về sự trưởng thành. Trẻ có những băn khoăn muốn biết những biến đổi sinh lý đang diễn ra trong cơ thể mình như thế nào. Đồng thời trẻ cũng có ý thức mạnh về giới tính của mình. Con gái thích chú ý đến hình thức bên ngoài, con trai muốn chứng minh sức mạnh anh hùng của mình. Bắt đầu xuất hiện tình yêu đôi lứa...

Ở lứa tuổi vị thành niên này, bố mẹ, thầy cô nên hết sức tế nhị, khéo léo trong quá trình giao tiếp và thái độ ứng xử với trẻ. Việc tiếp cận khéo léo để trở thành người bạn lớn của trẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết để có thể giúp trẻ làm chủ và thích ứng với những thay đổi phức tạp trong tình cảm của mình. Cha mẹ có thể có ảnh hưởng tích cực đến con của họ bằng cách làm gương tốt (ví dụ sử dụng rượu điều độ, tránh sử dụng thuốc bất hợp pháp), chia sẻ các giá trị với chúng và đặt kỳ vọng cao về việc tránh xa ma túy. Cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ biết rằng chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tất cả thanh thiếu niên nên được giữ bí mật việc sàng lọc sử dụng chất gây nghiện. Những lời khuyên phù hợp nên được đưa ra như là một phần của chăm sóc sức khoẻ thường quy vì ngay cả những can thiệp rất ngắn gọn của bác sĩ và những người thực hành chăm sóc sức khoẻ đã được chứng minh là làm giảm tình trạng sử dụng chất gây nghiện của thanh thiếu niên.

Bệnh tâm lý thường gặp ở lứa tuổi này là rối loạn trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi chống đối xã hội, rối loạn thích ứng, rối loạn cảm xúc, rối loạn ăn uống, thực hiện hành vi rủi ro và các yếu tố nguy cơ khác.

(Sản phẩm của FTC. Lưu hành nội bộ)