SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN DÂN DỤNG

SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN DÂN DỤNG

Năng lượng hạt nhân hay còn gọi là năng lượng nguyên tử. Đây là 1 loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp duy nhất tách năng lượng từ nguyên tử hạt nhân đó là phân hạch hạt nhân. Mặc dù các phương pháp khác có thể gồm tổng hợp hạt nhất và phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản ứng cho dù có nhiều kích thước hay mục đích sử dụng khác nhau, đều sử dụng nước để nung nóng rồi tao ra hơi nước sau đó được chuyển hóa thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đẩy. Có thể thấy, nhắc đến khái niệm điện hạt nhân là nhắc đến nguồn điện áp dụng công nghệ cao. Nó nguy hiểm, tốn kém, nó chứa chất phóng xạ và là nguồn năng lượng của tương lai. Có thể hiểu, điện hạt nhân là năng lượng được tạo ra từ quá trình năng lượng hạt nhân được chuyển hóa thành điện năng để cung cấp, phục vụ sinh hoạt cho người dân.

Chiến sự Ukraine và nhu cầu năng lượng đã thúc đẩy việc sản xuất năng lượng hạt nhân ở cả Mỹ, Tây Âu và Đông Bắc Á.

Mỹ đầu tư 9 tỷ đô la để hiện đại hóa các nhà máy điện nguyên tử. Công luận Nhật sau cú sốc tai nạn nhà máy điện Fukushima tin tưởng trở lại vào năng lượng hạt nhân. Nga biến khí đốt thành vũ khí tấn công kinh tế toàn khối Liên Hiệp Châu Âu khiến Đức trả giá đắt về quyết định khai tử năng lượng hạt nhân. Trước Thụy Điển, Phần Lan, Pháp đã công bố kế hoạch « đầy tham vọng » để khôi phục lại điện hạt nhân, tự chủ về năng lượng.

Có 2 vấn đề quan trọng để đảm bảo tính an toàn của một nhà máy điện hạt nhân: Công nghệ phân hạch và xử lý chất thải.

Phân hạch hạt nhân là bước quan trọng nhất để giải phóng năng lượng trong lò phản ứng. Kiểm soát được quá trình này là điều kiện kiên quyết để đảm bảo tính an toàn của việc sản xuất điện hạt nhân. Trong quá khứ, những lò phản ứng nước nặng "cổ lỗ sĩ" to lớn, cồng kềnh và dễ gây nguy hiểm luôn đem đến hiểm họa tiềm tàng. Nhưng, khi công nghệ thay đổi, những lò phản ứng nhẹ với quy mô nhỏ hơn, an toàn hơn, thậm chí còn có công suất lớn hơn đã được nghiên cứu thành công để thay thế cho những lò phản ứng kiểu cũ. Đó là thế hệ lò phản ứng hạt nhân mới như Lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), Lò phản ứng mô-đun nâng cao (AMR), hay Lò phản ứng làm mát bằng khí nhiệt độ cao (HTR-PM) mà Trung Quốc đang thử nghiệm. Đây chính là thế hệ lò phản ứng hạt nhân thứ IV được tiêu chuẩn hóa trên thế giới.

Năng lượng hạt nhân: Sự trở lại bất đắc dĩ -0
Điện hạt nhân là lựa chọn cho nguồn năng lượng xanh trong tương lai.

Ở vấn đề thứ hai, công nghệ xử lý chất thải mới có tên là GDF (Cơ sở xử lý địa chất) cho phép lưu trữ lượng chất thải hạt nhân lớn hơn, sâu dưới lòng đất an toàn trong hàng trăm năm đã được quốc tế công nhận. Công nghệ GDF đã được sử dụng ở Phần Lan. Pháp, Mỹ và Thụy Điển cũng đang tìm địa điểm để chuyển việc lưu trữ chất thải hạt nhân trên mặt đất xuống các hầm GDF trong thời gian tới. Điều thú vị là GDF thậm chí còn rẻ hơn việc lưu giữ chất thải hạt nhân như hiện nay. Bài toán chất thải hạt nhân cũng đã được giải, một kỷ nguyên mới cho điện hạt nhân lại bắt đầu.

Điện hạt nhân đang được nghiên cứu đưa trở lại mạnh mẽ ở cả Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu và Mỹ. Chính phủ Anh mới đây đã chính thức thông báo đang đặt mục tiêu xây dựng 8 lò phản ứng mới trong thập kỷ tới, nhằm tăng công suất điện từ khoảng 8 gigawatt (GW) hiện nay lên 24 GW vào năm 2050. Con số này sẽ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu năng lượng dự báo của Anh so với khoảng 16% vào năm 2020. Đây là bước đi rõ ràng nhất cho thấy năng lượng hạt nhân đang quay trở lại và chắc chắn sẽ có nhiều quốc gia khác nhìn theo hướng này.

(Sản phẩm của FTC. Lưu hành nội bộ)