PHONG TỤC VIỆT NAM ( MH02-LV1/02-01)
Nhằm mục đích giúp người học và người có nhu cầu tìm hiểu kiến thức, những nét đẹp của phong tục, tập quán của người dân Việt Nam. Những phong tục trong gia đình, dòng tộc đến những phong tục trong làng, xã, quốc gia, trong xã hội.
PHONG TỤC VIỆT NAM
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:
- Nhằm mục đích giúp người học và người có nhu cầu tìm hiểu kiến thức, những nét đẹp của phong tục, tập quán của người dân Việt Nam. Những phong tục trong gia đình, dòng tộc đến những phong tục trong làng, xã, quốc gia, trong xã hội. Đều được Trung tâm giáo dục kỹ năng sống FTC ONE xây dựng thành chương trình bồi dưỡng kiến thức thường thức Phong tục Việt Nam.
- Khung chương trình “Bồi dưỡng thường thức phong tục Việt Nam” giúp giáo viên trực tiếp giảng dậy xây dựng giáo án, phương pháp truyền tải nội dung đến người nghe. Giúp người dạy và người học có được nội dung kiến thức cần thiết trong khóa học.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:
- Tài liệu mà Trung tâm sử dụng là “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, là một nghiên cứu khá kỹ lưỡng , một bức tranh toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt Nam ta. Sách gồm ba thiên.
- Thiên thứ nhất nói về phong tục trong gia tộc
- Thiên thứ nhì: Nói về phong tục Hương đảng
- Thiên thứ ba: Nói về phong tục xã hội
- Do thời lượng chương trình có hạn, vì vậy chúng tôi xin mạn phép chỉ đưa vào chương trình bồi dưỡng một số phong tục, tập quán phù hợp với thời lượng chương trình, không đưa vào một số phong tục, tập quán có như trong sách “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính đã biên soạn.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:
Ca học 1: Thiên thứ nhất – Nói về những phong tục trong gia tộc.
- Kiến thức: Phong tục vợ chồng, cha mẹ với con cái, anh chị em, thân thuộc, đạo làm con. Phong tục phụng sự tổ tông, thượng thọ, sinh nhật, tang ma, cải táng.
- Kỹ năng: Tìm kiếm những thông tin về phong tục, tập quán của người Việt Nam.
- Năng lực: Phân biệt, nhận biết nét đẹp, nét văn hóa của phong tục, tập quán của người Việt Nam xưa và nay.
Ca học 2: Thiên thứ nhì – Nói về phong tục Hương đảng.
- Kiến thức: Sự thần, phong tục tế tự, nhập tịch, đại hội, lễ kỳ an, chùa chiền, văn từ văn chỉ.
- Kỹ năng: Tìm kiếm thông tin, tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của phong tục tục tế tự, nhập tịch, đại hội, lễ kỳ an, chùa chiền, văn từ văn chỉ.
- Năng lực: Nhận biết nét đẹp văn hóa trong phong tục tế tự, nhập tịch, đại hội, lễ kỳ an, chùa chiền, văn từ văn chỉ.
Ca học 3: Thiên thứ nhì – Nói về phong tục Hương đảng.
- Kiến thức: Việc hiếu, việc hỉ, lệ kính biếu, lệ khao vọng, lệ khánh điếu, hương ẩm, hương học, hội bách nghệ.
- Kỹ năng: Tìm kiếm thống tin, tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của phong tục Việc hiếu, việc hỉ, lệ kính biếu, lệ khao vọng, lệ khánh điếu, hương ẩm, hương học, hội bách nghệ.
- Năng lực: Nhận biết nét đẹp văn hóa trong phong tục việc hiếu, việc hỉ, lệ kính biếu, lệ khao vọng, lệ khánh điếu, hương ẩm, hương học, hội bách nghệ.
Ca học 4: Thiên thứ ba – Nói về phong tục xã hội
- Kiến thức: Thầy trò, bầu bạn, quân dân, chủ khách, dâu gia, tôn giáo, nghề nghiệp.
- Kỹ năng: Tìm kiếm thông tin, tìm hiểu phong tục Thầy trò, bầu bạn, quân dân, chủ khách, dâu gia, tôn giáo, nghề nghiệp.
- Năng lực: Phân tích nhận biết nét đẹp văn hóa trong phong tục Thầy trò, bầu bạn, quân dân, chủ khách, dâu gia, tôn giáo, nghề nghiệp.
Ca học 5: Thiên thứ ba – Nói về phong tục xã hội
- Kiến thức: Địa lý, toán số, tướng thuật, các cách chiêm đoán, chiêm nghiệm, xem ngày kén giờ, cách cư sử, cách văn nghệ.
- Kỹ năng: Tìm kiếm thông tin, tìm hiểu về phong tục địa lý, toán số, tướng thuật, các cách chiêm đoán, chiêm nghiệm, xem ngày kén giờ, cách cư sử, cách văn nghệ của ngườ Việt.
- Năng lực: Phân tích nhận biết nét đẹp văn hóa trong phong tục địa lý, toán số, tướng thuật, các cách chiêm đoán, chiêm nghiệm, xem ngày kén giờ, cách cư sử, cách văn nghệ của ngườ Việt.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:
Xây dựng theo khung trên, mỗi ca học 04h đồng hồ. Thiết kế chương trình là 05 ca học.
TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:
- Tiêu chuẩn người thực hiện giảng dạy được thực hiện tuyển trọn và sàng lọc ở mức độ cao nhất theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật hiện hành.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:
- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của mục tiêu khóa học đã được phê duyệt.
- Đạt chất lượng theo quy định sau khi đã được đánh giá nghiêm túc, đề nghị xét cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của người học
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56