PHIÊN TOÀ NUREMBERG XÉT XỬ PHÁT XÍT ĐỨC
Phiên toà xét xử phát xít Đức, nền tảng hình thành Toà án hình sự Quốc tế
PHIÊN TOÀ NUREMBERG XÉT XỬ PHÁT XÍT ĐỨC
Sau Chiến tranh Thế giới 2, các nước đồng minh quyết định thành lập Tòa án Nuremberg để xét xử những tên phát xít Đức với tổng cộng 13 phiên tòa, 185 tên Đức Quốc xã bị đưa ra xét xử. Thành phố Nuremberg là nơi được chọn để tổ chức Tòa án Nurnenberg vì nơi đây là nơi khởi sinh ra Đức Quốc xã.
Ngày 20/11/1945, tòa án quân sự quốc tế bắt đầu xét xử một số lãnh đạo cao cấp chế độ Đức Quốc Xã. Lần đầu tiên trong lịch sử, những tội ác chiến tranh, tội ác chống hòa bình và tội ác chống nhân loại được đưa ra xét xử trước một tòa án quốc tế. Sự kiện đánh dấu cột mốc cho sự hình thành Tòa án Hình sự Quốc tế - CPI sau này.
Nhà nghiên cứu sử học Matthias Gemahlich khẳng định đây là một điều rất mới trong lịch sử bởi vì trước đó, chưa từng có một định chế, một cấp tòa án nào như thế có được thẩm quyền và trách nhiệm này. Và họ cũng có được đồng thuận sao cho phiên xử này phải được công minh. Tòa án Quân sự Nuremberg lúc đó là độc lập, không có một quân lệnh nào và các thẩm phán cũng độc lập.
Thẩm quyền xét xử của những phiên tòa như trên được bảo đảm theo Hiệp định London, do Mỹ, Anh, Liên Xô và chính phủ lâm thời của Pháp ký kết vào tháng 8/1945. Về sau, tổng cộng có 19 quốc gia khác đã tham gia ký kết hiệp định.
Vào thời điểm đó, các bên thống nhất rằng, những quan chức thuộc phe Trục phát xít (Đức, Nhật và Italia) có các tội ác chiến tranh vượt ra ngoài một khu vực địa lý cụ thể, sẽ phải chịu sự xét xử của một tòa án chiến tranh quốc tế. Tương tự phiên tòa Nuremberg, Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông chịu trách nhiệm xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật.
Tất cả các nước tham chiến Thế chiến II đều xét xử bọn phát xít Đức. Lúc đầu ở từng nước thành lập tòa án để đưa ra vành móng ngựa những kẻ phạm tội trên lãnh thổ mình, sau đó Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đề nghị các quốc gia đồng minh thành lập tòa án chung để xét xử.
Địa điểm tiến hành phiên tòa được chọn là Nurnberg - thành phố mà bọn phát xít theo thông lệ thường sử dụng để tiến hành đại hội đảng Công nhân quốc gia xã hội Đức (NSDAP) của Hitler. Trung tâm Nurnberg tuy bị máy bay liên quân Anh - Mỹ ném bom tàn phá, nhưng Tòa nhà lớn của tòa án vẫn còn nguyên vẹn.
Để tuân thủ các nguyên tắc của tòa án, mỗi một nước chiến thắng đều chỉ định một thành viên của tòa án và một công tố viên, còn luật sư là những người Đức. Các công tố viên của tòa án phối hợp với nhau khá tốt, chẳng hạn công tố viên Mỹ được tin tưởng phát biểu về "Tội ác chống lại Liên Xô", còn công tố viên Liên Xô - "Tội ác chống lại loài người".
Tòa quân sự quốc tế ở Nuremberg đã tiến hành tổng cộng 216 phiên xử các bị cáo Đức Quốc xã trong gần 1 năm, sử dụng hàng triệu trang tài liệu, hồ sơ, bằng chứng video, hình ảnh và triệu tập vô số nhân chứng sống. Mọi lời biện hộ từ phía các bị cáo đều bị bác bỏ.
Ngày 1/10/1946, tòa công bố các phán quyết cuối cùng đối với 22 trong tổng số 24 bị cáo (2 bị cáo vắng mặt gồm một kẻ tự sát trong buồng giam và một kẻ được kết luận là không còn đủ sức khỏe tâm thần).
Sau gần 1 năm xét xử, ngày 1/10/1946, Tòa án quốc tế Nurnberg đã tuyên án những tên trùm phát xít. Án tử hình (treo cổ) được tuyên cho người kế nhiệm Hitler, Bộ trưởng Hàng không Hermann Goering, Bộ trưởng ngoại giao Friedrich Wilhelm, tướng Wilhelm Keitel - người đã ký vào văn kiện đầu hàng đồng minh của bọn phát xít, lãnh đạo ngành an ninh Ernst Kaltenbrunner, Bộ trưởng phụ trách Đông u Alfred Rosenberg, Tướng toàn quyền ở Ba Lan Hans Frank, Bộ trưởng nội vụ Wilhelm Frick, nhà tư tưởng bài Do Thái Julius Streicher, Toàn quyền quản lý nguồn nhân lực nước ngoài Sauckel Friz, lãnh đạo tổng hành dinh tác chiến Alfred Yodl, đại diện của Đức quốc xã tại Hà Lan Seyss-Inquart và tử hình vắng mặt Martin Borman - Chánh văn phòng NSDAP. Trước đó, lãnh đạo Mặt trận lao động (công đoàn) Đức Robert Ley đã treo cổ tự vẫn trong nhà giam.
Phiên toà Nuremberg là cơ sở cho việc hình thành nên Toà án hình sự quốc tế sau này, nơi xét xử các tội ác liên quan đến diệt chủng, chống lại loài người, tội phạm chiến tránh và xâm lược. Vì vậy, phiên toà Nuremberg không chỉ là một sự kiện lịch sử mà còn là sự kiện quan trọng đối với nền tư pháp thế giới.
(Sản phẩm của FTC. Lưu hành nội bộ)
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56