PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Pháp luật là công cụ hữu hiệu giúp nhà nước quản lý xã hội, bảo vệ đất nước, bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Pháp luật được xây dựng nhằm tạo ra quy tắc xử sự chung cho đất nước, pháp luật giúp định hướng khuôn mẫu ứng xử trong xã hội và phòng, chống các hành vi tiêu cực. Bên cạnh đó pháp luật còn trừng trị những chủ thể có hành vi sái trái, đi ngược với đạo đức xã hội để răn đe, giáo dục họ. Như vậy có thể thấy pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Do đó cần tìm hiểu rõ về bản chất, vai trò của pháp luật.
-
- Khái niệm pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vừa có tính xã hội, vừa có tính giai cấp. Bên cạnh đó, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn thể hiện tính nhân dân. Tính xã hội, tính nhân dân là những thuộc tính nổi bật của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.Từ sự phân tích trên, có thể định nghĩa pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các quỵ tắc xử sự mang tỉnh bắt buộc chung do Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và mục đích của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Vỉệt Nam.
- Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thứ nhất, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính giai cấp.
Cũng như pháp luật của các nhà nước khác, pháp luật Việt Nam hiện nay thể hiện tính giai cấp. Pháp luật quy định những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những phần tử chống đối, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động. Pháp luật là công cụ hữu hiệu bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính xã hội.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhà nước - đại diện chính thức cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ban hành, có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Pháp luật là chuẩn mực hành vi, là quy tắc ửng xử của mọi tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; là công cụ quan trọng nhất, có hiệu quả nhất để tổ chức, quản lý trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ sở pháp lý bảo đảm an ninh, an toàn cho mỗi người, duy trì sự ổn định trật tự vì một xã hội dân chủ, công bằng, vãn minh, tất cả vì hạnh phúc của con người.
Thứ ba, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính nhân dân.
Tính nhân dân của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện trong các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành luôn thể hiện những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân lao động, luôn hướng tới bảo vệ các lợi ích của nhân dân lao động. Tính nhân dân của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn thể hiện bằng việc nhân dân là chủ thể tích cực tham gia xây dựng pháp luật, tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật của Nhà nước.
- Đặc điểm pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một là, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện sự thống nhất ý chí của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân và của dân tộc. Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là pháp luật của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước chỉ thay mặt nhân dân trong xây dựng pháp luật, nhân dân là chủ thể chân chính trong xây dựng pháp luật. Các quy định pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân và bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Hai là, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác lập vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Điều 4 Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận.
Quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, v.v. được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Pháp luật là cơ sở hiện thực hóa quan điểm, đường lối của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ba là, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là pháp luật của thời kỳ đổi mới.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là pháp luật của thời kỳ đổi mới toàn diện, với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh té, xã hội đan xen. Trước những biến đổi nhanh chóng về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, đòi hỏi pháp luật Việt Nam không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.
Bốn là pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên nền tảng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, là cơ sở pháp lý ghi nhận và bảo vệ những giá trị đạo đức và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Các giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc là cơ sở để ban hành các quy định pháp luật của Nhà nước.
Năm là, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất và đa dạng về hình thức thể hiện.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất với các quy định của pháp luật và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành thứ bậc nghiêm ngặt về hiệu lực, trong đó luôn bảo đảm tính hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến pháp. Tính hệ thống của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ được bảo đảm bằng tính thống nhất ý chí mà còn được bảo đảm bằng một quy trình xây dựng pháp luật chặt chẽ, khoa học.
- Vai trò của pháp luật
- Đối với xã hội:
Thứ nhất, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ lợi ích chính đáng của con người, của công dân.
Thứ hai) pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện bảo đảm thực hiện quyền con người.
Thứ ba, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện bảo đảm thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân.
Thử tư, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Đối với chính trị:
Thứ nhất, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ sở pháp lý thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội.
Thứ hai, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện để Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm nghiệm quan điểm, đường lối của mình trong thực tiễn.
Thứ ba, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng đường lối chính trị, công tác cán bộ với chức năng tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động xã hội của Nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật.
- Đối với nhà nước
Thứ nhất, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội.
Thứ hai, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện ghi nhận trách nhiệm của Nhà nước đối với toàn xã hội và mọi công dân, là cơ sở pháp lý để Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cơ quan, nhân viên nhà nước.
Thứ ba, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện để Nhà nước tự hoàn thiện chính bản thân Nhà nước.
- Đối với các tổ chức chính trị xã hội
Thứ nhất, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
Thứ hai, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, mọi công dân.
- Đối với đạo đức và tư tưởng
- Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với đạo đức.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đạo đức luôn bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở các giá trị đạo đức tiến bộ và là phương tiện khẳng định, duy trì đạo đức đó.
- Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với tư tưởng.
Thứ nhất, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thừa nhận và đăng tải thế giới quan khoa học, các giá trị, tư tưởng của loài người tiến bộ và có khả năng tác động lên sự hình thành, phát triển và biến đổi tư tưởng.
Thứ hai, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam phủ nhận, cấm sự tồn tại hoặc hạn chế sự phát triển của những luận điểm không phù hợp với những tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Pháp luật Việt Nam không thừa nhận những tư tưởng kỳ thị dân tộc, chống chủ nghĩa xã hội, mê tín dị đoan.
- Đối với quan hệ quốc tế
Thứ nhất, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ hai, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện bảo vệ lợi ích chính đáng cho Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi hội nhập quốc tế.
"Sản phẩm trên thuộc FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ"
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56