PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG BCC VÀ HỢP ĐỒNG PPP
PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG BCC VÀ HỢP ĐỒNG PPP
- Khái niệm
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. (Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).
Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư.
- Đặc điểm
Hoạt động đầu tư trong hợp đồng BCC được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới, quyền và nghĩa vụ của các bên chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng mà không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới.
Trong khi đó thì hợp đồng PPP có một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giới hạn phần vốn góp của nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của Dự án, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định và một bên là tư nhân, khi thực hiện dự án phải thành lập Doanh nghiệp dự án.
- Chủ thể hợp nước đồng
Trong khi ở Hợp đồng BCC thì chủ thể hoàn toàn là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu hợp tác với nhau cùng tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó, trong Hợp đồng PPP thì sẽ có một bên chủ thể là cơ quan Nhà có thẩm quyền. Trong Hợp đồng này có sự tham gia của chủ thể đặc biệt là Nhà nước. Vậy các quy định cũng như các điều khoản điều chỉnh các quan hệ, các chủ thể trong hai loại hợp đồng này sẽ khác nhau.
- Hình thức của hợp đồng
Đối với hợp đồng BCC thì không bắt buộc lập thành văn bản, trừ trường hợp dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra dự án. Còn đối với hợp đồng PPP thì phải được lập thành văn bản.
- Phương thức thực hiện hợp đồng
Trong hợp đồng BCC thì Nhà đầu tư không phải thành lập pháp nhân, không có bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp chung mà thực hiện dự án thông qua các thỏa thuận đã ký.
- Lợi ích của nhà đầu tư
Hợp đồng BCC thì hình thức đầu tư dễ tiến hành, dự án triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn, sớm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh do không mất thời gian thực hiện thủ tục thành lập pháp nhân và đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới. Còn Nhà đầu tư trong hợp đồng PPP sẽ được hưởng lợi ích phát sinh từ chính việc kinh doanh công trình đó. Nhà nước có được lợi ích từ dịch vụ công cộng được cung cấp chất lượng cao, tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.
- Lĩnh vực đầu tư
Đối với BCC thì có thể đầu tư trên tất cả các lĩnh vực hoạt động mà pháp luật Việt Nam không cấm.
Đối với hợp đồng PPP thường kinh doanh trong lĩnh vực:
Giao thông vận tải
- a) Lĩnh vực: đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không;
- b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.
- Lưới điện, nhà máy điện
- a) Lĩnh vực: năng lượng tái tạo; nhiệt điện than; nhiệt điện khí (bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG); điện hạt nhân; lưới điện; trừ các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
- b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải: quy mô dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.
- Y tế
- a) Lĩnh vực: cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm;
- b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Giáo dục - đào tạo
- a) Lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp;
- b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Hạ tầng công nghệ thông tin
- a) Lĩnh vực: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; hệ thống ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh;
- b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.( theo Điều 2 nghị định 35/2021 NĐ/CP)
"Sản phẩm thuộc FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ"
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56