PHÂN BIỆT BẢO LÃNH CHỨNG KHOÁN VÀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ.

Phân biệt bảo lãnh phát hành chứng khoán và bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự?

 

Bảo lãnh phát hành CK

Bảo lãnh thực hiện NVDS

Định nghĩa

Cụ thể theo Khoản 31 ĐIều 4 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán như sau:

31. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.”

Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh về bảo lãnh như sau:

“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bản chất

là một dịch vụ thương mại do tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện theo yêu cầu của khách hàng là các tổ chức phát hành chứng khoán,

Hành vi bảo đảm NVDS

Mục đích

nhận tiền thù lao dịch vụ.

Có thù lao nếu có thỏa thuận

Đặc trưng

- Thứ nhất, bảo lãnh phát hành chứng khoán bao giờ cũng được thực hiện bởi những tổ chức chuyên nghiệp là công ty chứng khoán hoặc tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng, trên nguyên tắc các chủ thể này phải được cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và tiến hành đăng ký kinh doanh với chính quyền về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

- Thứ hai, bảo lãnh phát hành chứng khoán không phải là một cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà thực chất chỉ là một cam kết bảo đảm thực hiện quyền phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành. Sở dĩ, có thể khẳng định như vậy là vì, đối tượng của hành vi bảo lãnh phát hành chứng khoán chính là việc phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành và vốn dĩ về bản chất việc phát hành chứng khoán chỉ là quyền chứ không phải là một nghĩa vụ tài sản của tổ chức phát hành cần phải thực hiện đối với người thứ ba. Nói cách khác, do không phải là một hình thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự nên bảo lãnh phát hành chứng khoán không có cấu trúc chủ thể như quan hệ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Đặc điểm này cho phép phân biệt bảo lãnh phát hành chứng khoán với các hình thức bảo lãnh khác có tính chất như một cam kết bảo đảm nghĩa vụ dân sự.

- Thứ ba, về bản chất bảo lãnh phát hành chứng khoán là một dịch vụ thương mại theo đó bên bảo lãnh phát hành chứng khoán cam kết thực hiện một hoặc một số công việc cho tổ chức phát hành chứng khoán để nhận được tiền thù lao dịch vụ theo thỏa thuận. Tuy cũng có tính chất là dịch vụ thương mại giống như bảo lãnh ngân hàng nhưng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán khác với hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở chỗ, bảo lãnh phát hành chứng khoán không phải là một cam kết bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong khi bảo lãnh ngân hàng vừa là một loại hình dịch vụ thương mại (xét về mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh với khách hàng được bảo lãnh) nhưng đồng thời cũng là một hình thức bảo đảm nghĩa vụ quân sự (xét về mối quan hệ giữa ngân hàng và đánh với người nhận bảo lãnh người thụ hưởng bảo lãnh).

Tóm lại, về bản chất pháp lý có thể kết luận rằng vào lãnh phát hành chứng khoán thực chất là một hành vi cung ứng dịch vụ có tính chất thương mại để kiếm lời chứ không phải là một hành vi bảo đảm nghĩa vụ dân sự giống như việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hay ký quỹ, ký cược, đặt cọc...

“Sản phẩm thuộc FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ”