Những vấn đề vướng mắc trong nảy sinh trong quá trình thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng
Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thường thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường
Những vấn đề vướng mắc trong nảy sinh
trong quá trình thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng
Những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình thu hồi đất
Thứ nhất, Giá đất để tính bồi thường thiệt hại chưa phù hợp
Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thường thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Giá đất bồi thường ở các địa phương lại khác nhau, mỗi nơi một kiểu, áp dụng khung giá đất riêng dẫn đến thắc mắc. căn cứ để xác định giá chuyển nhượng trên thị trường cũng như giá bồi thường đất còn nhiều hạn chế
Thứ hai, cơ chế thực hiện bồi thường chưa thỏa đáng: Công tác GPMB, bồi thường thiệt hại là công tác hết sức phức tạp không thể giải quyết nhanh gọn vì nó động chạm tới nhiều quyền lợi của dân. Tiến độ thực hiện các dự án chậm, cơ chế chịu trách nhiệm của các bên liên quan đến công trình chưa thỏa đáng.
Thứ ba, cơ quan tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tuân thủ đúng pháp luật. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phức tạp, khó khăn, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế– xã hội của đất nước, đồng thời gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhânnhân dân.
Thứ tư,trình tự thủ tục bồi thường thiệt hại vẫn còn nhiều vướng mắc. Trình tự, thủ tục còn tình trạng thiếu công khai, minh bạch và ở mức độ nào đó là sự tùy tiện của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu hồi, bồi thường thiệt hại, gây bức xúc cho người dân.
Thứ năm, người sử dụng đất chưa chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất chưa được thực thi tốt có nguyên nhân từ ý thức chấp hành pháp luật chưa cao của người dân: Tình trạng lấn chiếm đất công, làm nhà trái phép, mau, bán, đổi, sang tên nhà đất theo hình thức trao tay…đã tạo ra sự lộn xộn trong quản lý và sử dụng đất đai.
Thứ sáu, vấn đề tái định cư còn chậm và chưa được quan tâm đúng mức.
Nhiều khu tái định cư không đáp ứng được yêu cầu, quỹ đất để thực hiện dự án,không có. Khi thu hồi đất của người dân rồi vẫn chưa có nhà để ở.
Thứ bảy, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, lộn xộn gây khó khăn trong việc bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất.
Thứ tám, pháp luật còn nhiều hạn chế: Trình tự, thủ tục thu hồi đất được quy định ở nhiều văn bản cả Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định của UBND cấp tỉnh gây khó khăn cho hoạt động thu hồi đất
Giải pháp khắc phục hạn chế nảy sinh trong quá trình thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng
Về phía nhà nước: Cần đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng theo đúng cơ chế thị trường: các quy định phải dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất theo hướng hài hoà quy định của nhà nước và sự sáng tạo của địa phương.
Khắc phục và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường, GPMB: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, GPMB nói riêng phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về nội dung các quy định. Pháp luật cần quy định cụ thể, rõ ràng (đặc biệt là các văn bản của Chính Phủ ban hành) càng cụ thể càng tốt, hạn chế tình trạng có quá nhiều có quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dễ phát sinh sự mâu thuẫn, chồng chéo.
Để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất thì cần có chính sách bồi thường hợp lý. Gắn chính sách bồi thường với chính sách tái định cư cho người bị thu hồi đất, giải quyết hài hòa lợi ích của người bị thu hồi đất, của chủ đầu tư và của Nhà nước.
Thứ ba, vấn đề thực tiễn hóa các nguyên tắc về tái định cư:Tại các khu tái định cư, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đường sá, điện, nước… và điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội: trường học, trạm xá, công viên, nhà văn hóa…phải được nâng cao. Ngoài ra, nguyên tắc lập và thực hiện các dự án tái định cư bắt buộc phải tiến hành trước khi thu hồi đất kèm những hướng dẫn chi tiết cụ thể cùng với các chế tài thực hiện.
Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB: Một bộ phận cán bộ làm công tác bồi thường, GPMB có năng lực, trình độ yếu kém chưa đáp ứng được nhiệm vụ được giao hoặc có thái độ thiếu công tâm, khách quan,không thực hiện đúng pháp luật trong việc giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân.
Thứ năm, ban hành những chế tài nghiêm khắc để xử lý những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi bất chính khi thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng. Cần phải rõ ràng, minh bạch trong việc thực hiện các bước quy hoạch và triển khai dự án.
Khung giá đất nông nghiệp phải tiếp tục được hoàn thiện, làm cơ sở cho việc định giá đất. Mức giá khi nhà nước thu hồi và bồi thường về đất cho người sử dụng khi bị thu hồi,tăng giá đất tốt để hạn chế việc thu hồi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Bảng giá đất, giá đền bù đảm bảo lợi ích thỏa đáng của người bị thu hồi đất. Theo đó người dân cần được đền bù theo giá thị trường trong điều kiện bình thường.
Giá quyền sử dụng đất tranh chấp phải được quy định là giá thị trường tại thời điểm tranh chấp; hoặc quy định giá đất se do UBND huyện ban hành và xác định giá trên thị trường theo hướng giá thị trường và giá do nhà nước quy định không được chênh lệch quá 10% hoặc thành lập tổ chức định giá đất và người dân có quyền thuê tổ chức đó làm sẽ đảm bảo tính khách quan hơn.
(Sản phẩm của FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ)
Tin liên quan
- 10 LOẠI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC TRỌNG DỤNG TRONG CÔNG TY 2021-11-18 15:25:36
- 10 điều có thể bạn chưa biết về lợi ích của lá tía tô. 2023-02-13 22:42:26
- ĂN TRÁI MĂNG CỤT MỖI NGÀY, 100 ĐIỀU KỲ DIỆU ĐẾN VỚI SỨC KHỎE 2023-02-08 07:46:19
- Các khoản thu và chi của ngân sách địa phương 2023-02-10 11:24:10
- CÁC NGUYÊN TẮC VÀNG CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG 2021-11-18 16:07:44