NHỮNG SÁNG TẠO CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀO VIỆT NAM

NHỮNG SÁNG TẠO CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀO VIỆT NAM

Nước ta trong những năm 20 của thế kỉ XX là khoảng thời gian các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Tuy nhiên lúc này đất nước vẫn tăm tối chưa có đường ra, vẫn có sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối chính trị. Trong bối cảnh ấy, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước và tiếp cận được với ánh sáng chân lí của chủ nghĩa Mác- Lênin. Ở đó Người đã tìm thấy con đường mà chúng ta đang cần, tìm thấy đường lối cách mạng và từng bước vạch đường chỉ lối cho cuộc đấu tranh. Để thực hiện được sứ mệnh cao cả ấy, trước hết Người đã đi từ việc truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam để thay đổi nhận thức, mở ra một góc nhìn, một tư duy mới đối với Cách mạng Việt Nam. Từ đó từng bước tiến đến thắng lợi. Bằng những phương thức truyền bá sáng tạo của mình, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện thành công những mục tiêu của mình. Những bài học sáng lịch sử ấy còn mãi giá trị và để đời sau áp dụng trong các tình huống cụ thể.

1. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam

Cuối nǎm 1921, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã kiến nghị thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng. Năm 1922, Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập và Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương. Nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Người đã cùng với một số chiến sĩ cách mạng ở các nước An-giê-ri, Ma-đa-gát-xca, Tuy-ni-di, Ma-rốc, v.v... sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách mạng ở các nước thuộc địa, năm 1922, Hội liên hiệp thuộc địa cho xuất bản Tờ báo “Le Paria” và Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút. Đây là diễn đàn phản ánh tình hình các nước thuộc địa đến với nhân dân Pháp; bóc trần bộ mặt công cuộc “khai hóa” giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp với các dân tộc thuộc địa và là phương tiện để Người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.  Người còn viết nhiều bài đǎng trên các báo “Nhân đạo” - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp; “Đời sống thợ thuyền” - tiếng nói của giai cấp công nhân; “Tạp chí Cộng sản” - cơ quan lý luận của Đảng cộng sản Pháp… Ngoài sử dụng báo chí, Người còn diễn thuyết, viết kịch để cho nhân dân Pháp hiểu rõ bản sắc dân tộc và con người Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ, thông cảm nhân dân tiến bộ Pháp và vạch mặt bọn vua quan bán nước… Tất cả các bài viết của Người đều có nội dung tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đứng lên chống lại thực dân Pháp xâm lược.

Để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, Người đã liên hệ các thuỷ thủ người Việt Nam, bí mật gửi các loại báo chí về nước trên những chuyến hàng hải Pháp-Việt. Nhờ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam, giúp cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động bước đầu tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Những hoạt động đó của Người đã dần thức tỉnh những người yêu nước Việt Nam đi vào con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, tại đây Người dành nhiều thời gian để nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin và chế độ Xô Viết. Ngoài việc tham gia các đại hội của Quốc tế Cộng sản, Người còn viết bài cho các tờ báo như tờ: “Tia lửa”, tạp chí “Thư Tín quốc tế”... Bên cạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam thông qua các văn kiện, thư từ, tài liệu; các bài phát biểu, tham luận của Người tại Quốc tế Cộng sản và các tổ chức như: Quốc tế Nông hội, Công hội, Thanh niên… Người xuất bản các tác phẩm: “Trung Quốc và Thanh niên Trung Quốc”, “Bản án chế độ thực dân Pháp” … Nhờ sự sáng tạo và nỗ lực của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác - Lênin và ảnh hưởng của Cách mạng Tháng 10 Nga đã chọc thủng lưới sắt của thực dân Pháp truyền đến Việt Nam. Những người cách mạng Việt Nam, nhất là tầng lớp thanh niên, trí thức cách mạng được tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin như đang khát mà tìm được nước uống.

Với mục đích: về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập, tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu tập hợp những thanh niên yêu nước tiến bộ thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Với nhiệm vụ chính là tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Đó là sự sáng tạo to lớn của Nguyễn Ái Quốc, từ việc truyền bá bằng sách báo, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng một tổ chức cách mạng với những chiến sĩ cách mạng được trang bị lý luận để tuyên truyền.

Để Hội hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc đã cho xuất bản tuần báo “Thanh Niên”, “Công Nông”, “Tiền Phong”, nguyệt san “Lính cách mạng”… Ngoài ra, Người còn chủ động mở các lớp giảng dạy ngắn hạn về Chủ nghĩa Mác-Lênin để đào tạo cán bộ cách mạng có hiểu biết về Chủ nghĩa Mác - Lênin. Một số hội viên xuất sắc được gửi đi học ở các trường đại học của Liên Xô và Trung Quốc, số còn lại thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” của Hội. Tất cả các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập trung lại và in thành một cuốn sách “Đường cách mệnh” , sác đã trình bày những nội dung cơ bản về chiến lược, sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”, hội viên của Hội bằng những hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lê nin và hành động gương mẫu của mình đã đi vào hầm mỏ, nhà máy, đồn điền để tuyên truyền, vận động, thức tỉnh quần chúng; đưa chủ nghĩa Mác – Lênin thấm sâu vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Đây là một cách tuyên truyền sáng tạo, hiệu quả nhất, hội viên đã thực sự là “phương tiện tuyên truyền sống” góp phần quan trọng vào chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức và tiến tới thành lập Đảng sau này.

` Tháng 7/1928, Nguyễn Ái Quốc sang Xiêm (Thái Lan), tiếp tục mở các lớp huấn luyện chính trị; gây dựng cơ sở cách mạng; đổi tên tờ báo “Đồng thanh” thành tờ “Thân ái”; dịch một loạt các tác phẩm kinh điển nhằm truyền bá sâu rộng hơn nữa tư tưởng cộng sản: “Nhân loại tiến sử hóa”, “Chủ nghĩa cộng sản ABC”, “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”… Những hoạt động của Người tại Xiêm đã góp phần tuyên truyền tinh thần yêu nước, đường lối cách mạng trong cộng đồng người Việt tại đây. Nhiều học trò của người đã tích cực học tập, tuyên truyền, vận động nhân dân và sau đó trở về nước tham gia cách mạng.

Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc là một quá trình sáng tạo, là nghệ thuật kết hợp, sử dụng các các loại phương tiện truyền bá cả mới và cũ, mà đỉnh cao là nghệ thuật sử dụng “phương tiện truyền bá sống”. Đó là quá trình có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, có hệ thống, tổ chức để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng sau này.

2.Các con đường truyền bá

Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. bằng các con đường: (1) Qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc; (2) Qua sách báo; (3) Qua tuyên truyền từ những nhà yêu nước có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản; (4) Qua các cán bộ được đào tạo, huấn luyện theo hệ tư tưởng vô sản, đặc biệt là qua những người học tại các trường của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, qua các lớp của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; (5) Qua việc “chuẩn bị đất” đê gieo những hạt giống, gieo những tư tưởng vô sản một cách ngoài ý muốn của chế độ hà khắc thực dân và phong kiến ở Việt Nam.

Ba yếu tố trên đây được Nguyễn Ái Quốc tác động thông qua sự hoạt động năng nổ khi Người tìm thấy mục tiêu và con đường cứu nước mói, đúng đắn, con đường giải phóng dân tộc theo lý luận Mác-Lênin, đưa đẩt nựớc tiến đến mục tiêu chủ nghĩa cộng sản. Đó là kết quả của quá trình ra đi tìm mục tiêu và con đường cứu nước của Người từ Sài Gòn năm 1911 đến khi trở thành người cộng sản từ cuối năm 1920 và sau đó là cả quá trình phấn đấu bền bỉ chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã vạch trân bản chất của chủ nghĩa đế quốc, tập hợp lực lượng và tuyên truyền con đường cách mạng vô sản.

Về chỉnh trị: Nguyễn Ái Quốc dưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc. Người xác định, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở “chính quốc” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hô trợ cho nhau, nhưng cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng

3. Nhận xét những điểm sáng tạo trong tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam.

Phương thức truyền bá sáng tạo: thay vì tuyên truyền thông thường Nguyễn Ái Quốc đã chứng minh sự đúng đắn của mình khi lựa chọn đi theo con đường chủ nghĩa Mác- Lênin bằng cách dùng những hoạt động trong sự nghiệp cách mạng của mình làm một minh chứng điển hình. Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đều xoay quanh những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ nhân dân, chống lại chủ nghĩa thực dân, chống chiến tranh và xây dựng một đất nước hòa bình. Ngay từ việc thông qua hoạt động của mình để truyền bá cũng là một sự sáng tạo và độc đáo. Bên cạnh đó Người còn áp dụng nhiều phương thức khác để tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam. Bởi lẽ nếu thông qua nhiều con đường truyền bá thì sự giác ngộ của nhân dân sẽ ngày càng nhanh chóng và từ đó làm tiền đề để tiến đến các mục đích xa hơn.

Đánh vào tâm lý nhân dân: sự sáng tạo này thể hiện ở chỗ Người luôn viết những bài báo để vạch trần chủ nghĩa thực dân, vạch trần bộ mặt xấu xa của các nước đế quốc đã và đang bóc lột nhân dân lao động. Từ đó nhân dân nhận được sự đồng cảm và tin theo chủ nghĩa mà Người đang theo đuổi là mang lại cho dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đưa người dân lên làm chủ đất nước.

Sử dụng các hình thức tuyên truyền độc đáo: trong các phương thức tuyên truyền thì có lẽ phương thức độc đáo và hiệu quả nhất có lẽ là qua chủ trương “vô sản hóa”. Các cán bộ đi vào cùng sinh hoạt, cùng làm việc và tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin cho công nhân để rồi tư tưởng ấy thấm sâu vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Đó là “phương tiện truyền thông sống”, khi đa phần người dân, công nhân thời ấy đều không biết chữ. Sự tuyên truyền miệng và tuyên truyền mọi lúc như vậy sẽ giúp những người dân có sự thẩm thấu kiến thức và khơi dậy tinh thần yêu nước.\

“Sản phẩm trên thuộc FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ”