NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG (MH03-LV2/07-01)

Với mục đích tạo ra sự nhận thức có ý nghĩa, có chủ thể, có sự gắn kết, và sự san sẻ về vấn đề văn hóa trong đời sống gia đình. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình và nó sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG 

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:

- Với mục đích tạo ra sự nhận thức có ý nghĩa, có chủ thể, có sự gắn kết, và sự san sẻ về vấn đề văn hóa trong đời sống gia đình. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình và nó sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

- Những nguyên tắc chung của gia đình không chỉ giúp các thành viên trong gia đình điều chỉnh được những hành vi của mình mà còn giúp mọi người biết cách tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:

 - Khi một đôi nam nữ gặp nhau, tình yêu có thể dẫn đến như sét đánh, nhưng cũng có thể sau một thời gian khá dài tìm hiểu, và ít nhiều thì các bạn cũng tự trang bị cho mình những kỹ năng để trinh phục nửa kia của mình. Không những thế các bạn còn hang hái “nâng cấp” từ bên trong lẫn bên ngoài để đi đến kết quả cuối cùng là: Một đám cưới!

- Sau cuộc “trường trinh” vất vả ấy cả hai trải qua thời kỳ hạnh phúc, vui vẻ bên nhau để rồi sau đó dần bộc lộ ra hầu hết bản chất thực của mình. Từ những phẩm chất tốt cho đến những hạn chế và cả thói quen bê bối trong cuộc sống, với quan niệm bây giờ “ván đã đóng thuyền, chim đã vào lồng” thì mình cứ tự nhiên như “ở nhà” vậy! Điều đó không sai, chúng ta phải sống với con người thực của mình, nhưng điều đó cũng có thể đem lại những thách thức cho cuộc sống vợ - chồng, vì đó là điều mà không phải đối tác nào cũng chấp nhận và cảm thông.

Những quy tắc ứng xử với đôi bên gia đình.

- Để khắc phục không cần bạn phải thay đổi tính cách hay phải tiếp tục che dấu con người thực , vì điều đó là không thể, mà cần phải học hỏi và chứng tỏ được sự quan tâm và tôn trọng đối với người mình yêu thương, vì đôi khi sự thiếu hiểu biết những biện pháp ứng xử hợp tình, hợp lý lại trở thành những yếu tố phá hoại hạnh phúc gia đình.

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:

Ca học 1: Với vấn đề chi tiêu tuyệt đối không nên im lặng, giữa Bà và Mẹ con yêu ai hơn?

- Kiến thức: Biết được tình hình chi tiêu của gia đình để phối hợp và đưa ra kế hoạch chi tiết thể tiện thực hiện. Biết phân biệt tình yêu dành cho từng thành viên để giải thích và hướng cho con có cách cư xử đúng đắn.

- Kỹ năng: Thường xuyên trao đổi với các thành viên trong gia đình để nắm được mọi chuyện trong đời sống hàng ngày với gia đình của mình, để hiểu và cảm thông cho nhau. Thực hiện hành động cho con bạn được quyền thương mà không phải để ý, không phải lựa chọn

- Năng lực: Phát huy được tính hòa đồng, và rèn luyện được sự chia sẻ cảm thông với các thành viên trong gia đình.

Ca học 2: Không chê bai những thói quen của gia đình hai bên, đừng chê Chồng – Vợ trước mặt phụ huynh.

 - Kiến thức: Biết chấp nhận với cuộc sống mình đã chọn, tỉnh táo trong mọi tình huống và biết xem xét tình hình hoàn cảnh trên các góc độ khác nhau, lắng nghe, tiếp thu, tôn trọng, thấu hiểu với gia đình của mình.

- Kỹ năng: Thực hiện cư xử, ứng xử phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau để có thể giải quyết vấn đề tốt nhất có thể.

- Năng lực: Phát huy tính tôn trọng, phối hợp, đồng cảm và san sẻ với gia đình hai bên của mình.

Ca học 3: Ở rể - không thể và có thể, đừng quên vấn an Bố Mẹ Chồng – Vợ.

- Kiến thức: Biết chấp nhận với cuộc sống mình đã chọn, tỉnh táo phân biệt trong mọi tình huống và biết xem xét tình hình hoàn cảnh trên các góc độ khác nhau, lắng nghe, tiếp thu, tôn trọng, thấu hiểu với gia đình của mình.

- Kỹ năng: Thực hiện được việc mà bạn đã quyết định khi ở rể hay không ở rể, với mọi lý do nó đều có cách giải quyết thích hợp nên bạn phải cẩn thận tính toán sao cho phù hợp với tình của mình.

- Năng lực: Rèn luyện được tính kiên nhẫn, tính vị tha, tôn trọng các ý kiến của mọi thành viên và luôn hòa đồng, thông cảm cho họ.

Ca học 4: Quà bên Vợ thì Chồng lo và quà bên Chồng thì Vợ lo, tranh chấp con trai của Mẹ Chồng, con dâu và tranh chấp con gái Mẹ Vợ, con rể.

- Kiến thức: Biết suy nghĩ, hành động phù hợp để dung hòa quan hệ hai bên gia đình và nắm được những trạng thái tâm lý của các bậc phụ huynh khi gả con gái hay cưới Vợ cho con trai

- Kỹ năng: Thực hiện được những hành động đơn giản, nhưng lại thiết thực điều đó mang lại hiệu quả rất tốt co mối quan hệ của bạn vơi gia đình hai bên.

- Năng lực: Luôn luôn bình đẳng, tôn trọng và cảm thông cho nhau và luôn tìm cách xoa dịu tình hình và biết cân bằng cán cân tình cảm để hòa hợp được với gia đình.

Ca học 5: Không nên âu yếm thái quá trước mặt phụ huynh, nhập gia thì tùy tục.

- Kiến thức: Biết giữ ý tứ, chừng mực để thể hiện được đúng và đủ tình cảm. Hiểu rõ những việc nên làm khi mới đến nhà Chồng sau cưới, để tạo được ấn tượng tốt với gia đình.

- Kỹ năng: Thực hiện giữ chừng mực nhất định với Vợ - Chồng trước mặt phụ huynh, điều đó thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho bề trên. Làm được những việc cơ bản như: Nấu ăn, quét dọn nhà cửa..

- Năng lực: Luôn ý thức được hành động của bản thân và phát huy tính hăng hái, tinh thần học hỏi và có thể ứng dụng vào thực tế.

Ca học 6: Làm gì khi bố mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, Đừng “nhất bên trọng, nhất bên khinh”.

- Kiến thức: Biết chấp nhận cuộc sống mà mình đã chọn và khéo léo tìm cách để giải quyết các vấn đề một cách hợp lý.

- Kỹ năng: Thực hiện được sự dung hòa của ban với gia đình và cần nhanh chóng hòa hợp với cuộc sống gia đình mới.

- Năng lực: Thể hiện được sự khôn khéo của bạn với các tình huống gặp phải trong gia đình mới. Luôn tạo ra sự công bằng trong mọi việc cho gia đình hai bên để làm gương cho con cái của bạn.

Ca học 7: Con rể đừng khách sáo quá với nhà Vợ, chồng mình và anh của các cô em và thân thiện nhưng không vượt quá giới hạn.

- Kiến thức: Biết thể hiện sự quan tâm, hỏi thăm của bạn đối với gia đình nhà Vợ. Hiểu được cảm giác và biết so sánh với thực tại để điều chỉnh mối quan hệ với các em Chồng cho phù hợp. Xác định đúng với các vị trí tình cảm trong gia đình Chồng – Vợ để có sự cư xử đúng đắn phòng xảy ra những chuyện không hay xảy ra.

- Kỹ năng: Thực hiện được những việc nho nhỏ mà có ý nghĩa như: Hỏi thăm sức khỏe của Bố Mẹ Vợ, giúp chỉnh sửa các các đồ trong gia đình… Thường xuyên tâm sự với các cô em, tìm hiểu thông tin của các cô em thông qua ông Chồng của mình để biết và hiểu rõ hơn về các em để có cách giải quyết phù hợp. Giữ đúng khoảng cách, thân phận với các mối quan hệ tồn tại trong gia đình hai bên.

- Năng lực: Tạo được sự đồng cảm và chia sẻ bớt gánh nặng với người vợ của bạn, qua những điều nhỏ nhặt đó bạn cũng đủ để ghi điểm cao với Vợ và gia đình Vợ.

Ca học 8: Trút bầu tâm sự với người nhà Chồng – Vợ, tạo cơ hội để gia đình hai bên xích lại gần nhau và ở riêng là ưu tiên số một.

- Kiến thức: Có thể tìm được đúng người trong gia đình để bạn tâm sự và chia sẻ, đôi khi họ còn giúp mối quan hệ giữa bạn và Chồng chở nên tốt đẹp hơn. Biết cách để xây dựng và tạo ra các tình huống, điều kiện cụ thể để cho hai gia đình có quan hệ thân thiết hơn.

- Kỹ năng: Thường xuyên tâm sự với Mẹ Chồng, Mẹ Vợ, các cô em, để tạo được sự đồng cảm qua đó các mối quan hệ đó sẽ có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

- Năng lực tự đánh giá: Phát huy được khả năng tư duy nhạy bén của bạn thông qua các tình huống mà bạn xử lý.

Ca học 9: Ôn tập tất cả kiến thức đã học.

- Kiến thức: Biết được tình hình cụ thể ở bên gia đình Chồng – Vợ, biết và giải quyết được các mối quan hệ trong gia đình đôi bên. Hiêu được tình yêu đúng nghĩa và thể thể hiện tình cảm đúng lúc, đúng chỗ, thể hiện sự tế nhị và công bằng.

- Kỹ năng: Xác định được chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình và nó sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Làm việc và hành động thực tế không đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, thường xuyên tâm sự, lắng nghe, chia sẻ mọi chuyện trong đời sống hàng ngày với mọi thành viên trong gia đình của mình, để hiểu và cảm thông cho nhau.

- Năng lực tự đánh giá: Phát huy được tính tự giác, tế nhị, chú ý, kiên nhẫn và rèn luyện được sự chia sẻ cảm thông với đối phương. Rèn luyện, nâng cao khả năng ghi nhớ, tính trách nhiệm,tính ý thức, tính tôn trọng, phối hợp và đồng cảm gia đình của mình.

Ca học 10: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

- Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:

Xây dựng theo tiết chế, mỗi ca 03h đồng hồ. Sáng hoặc Chiều. Chương trình khung thiết kế 10 ca.

TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:

- Thực hiện theo tiêu chuẩn giáo viên, người hướng dẫn cho chương trình những quy tắc làm vợ - chồng theo quy định hiện hành.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:

- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của khóa học đã được phê duyệt, cấp chứng nhận theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của học viên.

banner-cuoi