AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (MH02-LV1/18-01)
Bảo đảm An toàn thân thể cho người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động. Coi người lao động vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội.
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:
Bảo đảm An toàn thân thể cho người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động. Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp. Bồi dưỡng, hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng làm việc cho người lao động. Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động.
Coi người lao động vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội, thực hiện tốt an toàn, vệ sinh lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế, tăng hiệu suất lao động, giảm chi phí khám chữa bệnh nghề nghiệp và thiệt hại do tai nạn lao động.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:
Tổ chức quốc tế (ILO) xếp ngành nông nghiệp là một ngành có nguy cơ cao về tai nạn lao động, trong khi người nông dân và các hộ sản xuất ở nông thôn nước ta lại thiếu thông tin, kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động. Theo thống kê của cục an toàn lao động (Bộ lao động – Thương binh và xã hội), so sánh với các ngành lao động khác, lao động trong nông nghiệp là một trong số những đối tượng có nguy cơ mắc tai nạn lao động cao và ở mức báo động cứ khoảng 100.000 lao động trong khu vực nông nghiệp, thì có gần 800 người bị tai nạn lao động khi sử dụng điện và 850 người bị tai nạn lao động trong sử dụng máy nông nghiệp. Cũng theo điều tra về tình trạng lưu thông và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Viện bảo vệ thực vật cho thấy, hơn 70% số hộ nông dân mua thuốc ở thị trường tự do, 94% số hộ sử dụng thuốc không có hướng dẫn và chỉ có 19,3% có hiểu biết về độc hại của các loại thuốc sử dụng. Tình trạng này không chỉ gây mất an toàn đối với người sử dụng mà còn gây tác hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
1. Một số vấn đề chung về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
2. Hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
3. Một số quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:
Ca học 1: Một số vấn đề chung về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
- Kiến thức: Biết được thực trạng an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp của nước ta và hiểu về các thuật ngữ cơ bản, hiểu được các mục đích và ý nghĩa của an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
- Kỹ năng: Thực hiện được việc thống kê được thực trạng an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Sản xuất và lao động theo hướng an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
- Năng lực: Thường xuyên đọc báo, đọc sách, … Để tìm hiểu các kiến thức liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Ca học 2: Một số vấn đề chung về AT, VS lao động trong sản xuất nông nghiệp (tiếp)
- Kiến thức: Hiểu được như thế nào là an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
- Kỹ năng: Vận dụng được các vai trò, tầm quan trọng của an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp vào thực tế. Chọn lọc được các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm trong sản xuất nông nghiệp và biện pháp phòng, chống.
- Năng lực: Tích cực học hỏi, tìm kiếm các kiến thức liên quan đến an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp để biết và thực hiện được tốt việc an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Ca học 3: Hướng dẫn biện pháp bảo đảm AT, VS lao động trong sản xuất nông nghiệp.
- Kiến thức: Biết được các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy nông nghiệp.
- Kỹ năng: Thực hành sử dụng an toàn, vệ sinh lao động trong khi sử dụng một số máy kéo, máy nông nghiệp. Áp dụng được các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động chung trong sử dụng máy kéo, máy nông nghiệp.
- Năng lực: Luôn cẩn thận, chú ý, tập trung cao độ khi làm việc để tránh các tai nạn ngoài ý muốn có thể sảy ra.
Ca học 4: Hướng dẫn biện pháp bảo đảm AT, VS lao động trong SX nông nghiệp (tiếp).
- Kiến thức: Biết được các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.
- Kỹ năng: Thực hiện, áp dụng được một số biện pháp cơ bản trong hoạt động kiểm soát hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp.
- Năng lực: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và luôn trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc đối với cơ thể.
Ca học 5: Một số quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Kiến thức: Hiểu được các nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, biết được các quyền và các nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động, các hành vi nghiêm cấm và các chính sách liên quan đến việc an toàn, vệ sinh lao động.
- Kỹ năng: Thực hiện, áp dụng được một số nguyên tắc, các các quyền và các nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động.
- Năng lực: Liên tục cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định PL về an toàn, VSLĐ.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:
Xây dựng theo tiết chế, mỗi ca 04h đồng hồ. Chương trình khung thiết kế 5 ca.
TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:
Thực hiện theo tiêu chuẩn giáo viên, người hướng dẫn cho Chương Trình theo quy định hiện hành.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:
Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của khóa học đã được phê duyệt, cấp chứng nhận theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của học viên.
Đề nghị các phòng/ban chuyên môn thực hiện đúng quy chế đào tạo này. Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký, các văn bản, tài liệu, giáo trình, giáo án đính kèm là một phần không thể thiếu của Chương trình khung này.
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56