PHONG TỤC TANG LỄ XƯA VÀ NAY (MH02-LV1/02-02)
Thông qua bài học về phong tục tang lễ xưa và nay với những thông tin đa dạng, giúp bạn hiểu rõ hơn, sâu hơn và rộng hơn về một phong tục tập quán cao đẹp và lâu đời của người Việt Nam. Giúp chúng ta yêu quý và trân trọng những giá trị thiêng liêng đó.
PHONG TỤC TANG LỄ XƯA VÀ NAY
MỤC ĐÍCH VÀ Ỹ NGHĨA:
Từ xưa đến nay, nhân loại đã lưu lại biết bao dấu tích về sự tồn tại của mình. Một trong những dấu tích ấy là các mộ địa, như một chứng nhân về sự có mặt một thời của mỗi con người trên trái đất. Các ngôi mộ ấy nói với chúng ta rất nhiều điều về con đường đi vào xứ sở của thần chết mà mỗi một người sắp cận kề đều chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng bất kể họ sống trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, khác biệt về chủng tộc, đẳng cấp, văn hóa.
Thông qua bài học về phong tục tang lễ xưa và nay với những thông tin đa dạng, giúp bạn hiểu rõ hơn, sâu hơn và rộng hơn về một phong tục tập quán cao đẹp và lâu đời của người Việt Nam. Giúp chúng ta yêu quý và trân trọng những giá trị thiêng liêng đó.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:
Ngày nay, quan niệm về kiếp sau đã không còn như xưa nhưng ý niệm về nó vẫn ẩn hiện trong các lễ tục tang ma của các dân tộc trên thế giới. Có lẽ do khoa học phát triển nên niềm tin về kiếp sau ngày càng mơ hồ, song dù lý trí bị bác bỏ nhưng con tim khốn khổ vẫn trông mong. Chính vì vậy, nghiên cứu thủ tục tang ma của các dân tộc là cần thiết để hiểu đó là vẫn đề muôn thủa của văn hóa nhân loại, văn hóa tâm linh, hiểu được bi kịch ngàn đời của nhân thế và sự hữu hạn của con người trước sự vô hạn của vĩnh hằng.
1. Thuyết vật linh và linh hồn.
2. Tang ma của một số dân tộc ở Việt Nam. Tang ma của người việt ( Kinh).
3. Tang ma của một số dân tộc khác trên đất nước Việt Nam. Ma chay của người Bana, Brâu, Chăm Châu Đốc, Chăm miền trung, Chứt, Cống, Cowtu, Dao, Êđê, Giarai, Gier Chiêng, Hà Nhì, H’Mông, Kh’mer, K’ho, La Hú, Lô Lô.
4. Ma chay của người : Mạ, Mường Bi, Nùng, Phù Lá, Roglai, Rơmăm, Sán Dìu, Si La, Stiêng, Tà Ôi, Tày, Thái (Mai Châu), Thái ( Nghệ An), Vân Kiều, Xơ Đăng, Kh’mer ( Nam Bộ),giỗ của dân tộc Tây Nguyên, lễ bỏ nhà mồ của người Bana và Giarai.
5. Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:
Ca học 1: Thuyết vật linh và linh hồn.
- Kiến thức: Nắm được và hiểu được những kiến thức về quan niệm linh hồn và các hình thức mai táng.
- Kỹ năng: Biết rõ các kiến thức về linh hồn và các hính thức mai táng trong tang lễ.
- Năng lực: Yêu thích, say mê hứng thú với bài học.
Ca học 2: Tang ma của một số dân tộc ở Việt Nam. Tang ma của người việt ( Kinh).
- Kiến thức: Hiểu được các kiến thức về lễ tang của người Kinh và lễ tục của những người chết bất đắc kỳ tử.
- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức để áp dụng thực hiện tang lễ người Kinh.
- Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và yêu thích bài học.
Ca học 3: Tang ma của một số dân tộc khác trên đất nước Việt Nam. Ma chay của người Bana, Brâu, Chăm Châu Đốc, Chăm miền trung, Chứt, Cống, Cowtu, Dao, Êđê, Giarai, Gier Chiêng, Hà Nhì, H’Mông, Kh’mer, K’ho, La Hú, Lô Lô.
- Kiến thức: Hiểu được kiến thức về các phong tục tang lễ của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học áp dụng trong tang lễ của các dân tộc thiểu số.
- Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và yêu thích bài học.
Ca học 4: Ma chay của người : Mạ, Mường Bi, Nùng, Phù Lá, Roglai, Rơmăm, Sán Dìu, Si La, Stiêng, Tà Ôi, Tày, Thái (Mai Châu), Thái ( Nghệ An), Vân Kiều, Xơ Đăng, Kh’mer ( Nam Bộ), giỗ của dân tộc Tây Nguyên, lễ bỏ nhà mồ của người Bana và Giarai.
- Kiến thức: Hiểu được kiến thức về các phong tục tang lễ của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Hiểu được phong tục trong ngày giỗ của dân tộc Tây Nguyên và lễ bỏ nhà mồ của người Bana và Giarai.
- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học áp dụng trong tang lễ của các dân tộc thiểu số.
- Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và yêu thích bài học.
Ca học 5: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:
Xây dựng theo khung trên, mỗi ca học 04h đồng hồ. Thiết kế chương trình là 5 ca học.
TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:
Tiêu chuẩn người thực hiện giảng dạy được thực hiện tuyển chọn và sàng lọc ở mức độ cao nhất theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật hiện hành.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:
Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của mục tiêu khóa học đã được phê duyệt.
Đạt chất lượng theo quy định sau khi đã được đánh giá nghiêm túc.
lực thực sự của người học.
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56