KỶ LUẬT MỀM TRONG GIA ĐÌNH (MH03-LV2/08-03)

Đồng hành cùng các con để bồi đắp năng lực và phẩm chất cần thiết cho con ở giai đoạn mầm non và tiểu học

KỶ LUẬT MỀM TRONG GIA ĐÌNH 

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:

- Đồng hành cùng các con để bồi đắp năng lực và phẩm chất cần thiết cho con ở giai đoạn mầm non và tiểu học.

- Kỷ luật mềm trong gia đình nhằm giúp các bậc phụ huynh biết những cách đê giúp con nuôi dưỡng năng lực tự chủ, tự lập, biết tuân theo những quy tắc và kiểm soát bản thân thông qua việc xây dựng những quy tắc trong gia đình, quy tắc ứng xử giữa bố mẹ và con

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:

 - Bất kì em bé nào cũng cần lớn lên trong môi trường giáo dục có tính nhất quán và có những quy định, quy tắc, đặc biệt là khi trẻ bước vào 3 tuổi trở đi. Bởi vì đây là lứa tuổi trẻ phát triển mạnh mẽ về tư duy và nhận thức, đặc biệt là nhu cầu thể hiện cái tôi và chính kiến của bản thân. Từ giai đoạn này trẻ sẽ cần người lớn hướng dẫn bằng những chỉ dẫn rõ rang và đưa ra quy định trong gia đình để dạy trẻ biết đâu là giới hạn được phép làm. Quy trình lớn lên ttrong “khung quy tắc ứng xử” cùng với những cách ứng xử tôn trọng, khích lệ, biết đặt câu hỏi để trẻ tự nhận thức sẽ dần giúp trẻ điều chỉnh được hành vi của bản thân, tự phán đoán và chủ động hơn trong mọi việc.

1.1. Nuôi dưỡng căm xúc cho con bằng tình yêu thương, kiên nhẫn và bao dung.

1.2. Nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách.

- Kỷ luật mềm trong gia đình sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh những cách để giúp con giúp con nuôi dưỡng năng lực tự chủ, tự lập, biết tuân theo những quy tắc và kiểm soát bản thân thông qua việc xây dựng những quy tắc trong gia đình, quy tắc ứng xử giữa bố mẹ và con. Nuôi dưỡng sự tò mò và trí tưởng tượng, năng lực tự học bằng những trải nghiệm thực tế, nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức và nhân cách bằng tình yêu thương vừa kiên định vừa bao dung, để xây dựng những nỗ lực cố gắng từ nội tâm cho trẻ.

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:

Ca học 1: Trong 6 năm đầu đời việc quan trọng nhất của cha mẹ là nuôi dưỡng cảm xúc. Yêu thương chân thành để nuôi dưỡng sự tự tin cho con.

- Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng cảm xúc đối với con, biết được những cách nuôi dưỡng cảm xúc phù hợp với con, để con cảm nhận và tiếp thu.

Biết thể hiện yêu thương chân thành đúng cách để con có thể cảm nhận và tiếp thu một cách đầy đủ nhất.

- Kỹ năng: Lắng nghe những nhu cầu thực sự cần thiết của con, tin tưởng rằng con sẽ tự mình vượt qua được thay vì lo lắng và bao bọc con và hãy cỏi bỏ suy nghĩ con phải ngoan, nghe lời.

- Dùng sự chân thành nhất để giúp đỡ con cái khi con cái nhờ vả khi cha mẹ dùng chân thành giúp đỡ sẽ gắn kết với con cái và cũng giúp con trở nên tự tin hơn

- Năng lực: Luôn tôn trọng và kiên nhẫn với cách suy nghĩ của con, chỉ can thiệp, góp ý khi các suy nghĩ nó đi sai đường.

- Sẵn sàng, vui vẻ, chấp nhận sự nhờ vả của con khi chúng ta yêu con chân thành thì sẽ không thấy phiền phức.

Ca học 2: Món quà bất ngờ Bon dành tặng mẹ. Những thói quen tạo nên cảm xúc tích cực.

- Kiến thức: Nắm được ý nghĩa của những món quà mà các con làm tặng mẹ dù lớn hay nhỏ cũng là thể hiện tình yêu của con đối với cha mẹ, nên chúng ta hãy vui vẻ và khen ngợi con nhiều hơn.

- Có thêm kiến thức về các thói quen tạo nên cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực một cách chính xác và khoa học.

- Kỹ năng: Thể hiện sự vui vẻ khi đón nhận món quà từ con và đừng quên gửi lời khen ngợi đến các thiên thần bé nhỏ nhé.

- Vận dụng các hormone hạnh vào thực tiễn để cảm nhận và đánh giá đúng bản chất của cảm xúc.

- Năng lực: Ý thức, cảm nhận tình yêu của con cái để đáp lại chân thành nhất điều dó sẽ giúp con cảm nhận được tình yêu của gia đình.

- Tích cực học tập, cố gắng trau dồi thêm kiến thức để phục vụ cho bản thân và có thể áp dụng với con để con được phát triển tốt nhất.

Ca học 3: Cách ứng xử của bố mẹ khi con đối diện với cảm xúc tiêu cực. Ứng xử khi con mè nheo, bám mẹ.

- Kiến thức: Biết được các cách giải quyết các vấn đề liên quan đến cảm xúc tiêu cực của con sao cho không ảnh hưởng đến con. Nắm được vì sao con lại mè nheo và nắm được các cách ứng xử phù hợp khi con mè nheo, bám mẹ.

- Kỹ năng: Lắng nghe một cách nghiêm túc về những chia sẻ của con, đặt câu hỏi để con nhận diện cảm xúc của mình, gợi ý cách để con vượt qua, thường xuyên ghi nhận những điều con đã làm được, dùng lời nói tích cực làm con an lòng và hãy kiên nhẫn chờ sự thay đổi từ con.

- Thừa nhận và đồng cảm với nhu cầu của con, Om con 5 giây giúp con thỏa mãn nhu cầu gần gũi bố mẹ và hãy nói cho trẻ biết kết quả của sự cố gắng, khích lệ con.

- Năng lực: Cùng con đồng hành trên mọi cung bậc cảm xúc, luôn bình tĩnh, kiên nhẫn rèn con và đợi con từ từ thay đổi.

- Truyền tải suy nghĩ tích cực và thể hiện thái độ bình tĩnh trước những cảm xúc tiêu cực của trẻ cũng là một điều vô cùng quan trongjvif nó cho trẻ sự an toàn và vững trãi để trẻ dựa dẫm vào.

Ca học 4: Ứng xử như nào khi trẻ có những hành vi không ngoan. Làm gì khi trẻ nói bậy.

- Kiến thức: Học hỏi được thêm các kiến thức cơ bản để úng xử sao cho phù hợp khi con có những hành vi không ngoan, để giúp con mà không ảnh hưởng đến con. Học được cách xây dựng các quy tắc trong gia đình về việc nói bậy và biết cách hướng dẫn trẻ học từ ngữ phù hợp.

- Kỹ năng: Dạy con biết yên lặng, lắng nghe người khác, không mắng mỏ con trước mặt người khác. Thực hiện xây dựng các quy tắc ttrong gia đình về việc nói bậy và hướng dẫn con học các từ ngữ đơn giản mà lại phù hợp.

- Năng lực: Thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe và giải thích cho con hiểu để hướng con đến những hành vi đúng.

- Dạy cho con khả năng tự nhận thức và phán đoán được từ đó tốt hay xấu, nên và không nên sử dụng trong tình huống nào, chứ không phải việc kiểm soát con sử dụng từ hay không.

Ca học 5: Cách xử lý những tình huống “khó chiều” của con. Sức mạnh của sự đồng cảm giúp con dũng cảm hơn. Nuôi dưỡng năng lực thấu cảm cho trẻ.

- Kiến thức: Biết được ý nghĩa của sự đồng cảm và tác dụng của đồng cảm đối với sự phát triển tự tin của trẻ. Hiểu được đúng các nhu cầu cần thiết của con, biết được các lý do mà trẻ khong ngoan và cách xử lý. Biết thêm về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng năng lực thấu cảm đối với trẻ, thông qua đó xây dựng được kế hoạch để vận dụng vào thực tế.

chúng sẽ tự tin để vượt qua nỗi sợ của mình.

- Đồng cảm và thừa nhận nhu cầu của con và nên đưa ra quy định trước khi thực hiện các nhu cầu của con.

- Đồng hành với con trong các ứng xử đồng cảm trong các sinh hoạt hàng ngày và gợi ý con cách xử lý các tình huống mà con thể hiện sự phù hợp.

- Năng lực: Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng và chia sẻ cùng con các nỗi sợ hay các vấn đề mà trẻ gặp phải. Phát huy sự cảm thông, đồng cảm với các nhu cầu thiết yếu của con trẻ.

- Xây dựng thái độ nghiêm túc ngay từ khi bắt đầu cùng con thực hiện để con có ý thức hơn trong các hoạt động của con.

Ca học 6: Khi con bị bạn bè chêu chọc và bắt nạt. Sức mạnh của sự đồng cảm giúp con dũng cảm hơn.

- Kiến thức: Tìm được nguyên nhân và các cách giải quyết phù hợp khi con bị bạn bè chêu chọc, bắt nạt. Biết được ý nghĩa của sự đồng cảm và tác dụng của đồng cảm đối với sự phát triển tự tin của trẻ.

- Kỹ năng: Thể hiện thái độ bình tĩnh để nhận thức vấn đề, dạy con dám nói thẳng ra điều mình không thích và dạy con biết cách tự bảo vệ bản thân mình.

- Thừa nhận vô điều kiện những nỗi sợ con gặp phải để con cảm nhận được sự yêu thương của bố mẹ. Rồi khi tình yêu thương đã đủ đầy, chúng sẽ tự tin để vượt qua nỗi sợ của mình.

- Năng lực: Dạy cho con phải biết tôn trọng bản thân mình và biết đồng cảm và bảo vệ người khác. Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng và chia sẻ cùng con các nỗi sợ hay các vấn đề mà trẻ gặp phải.

Ca học 7: Dạy con kiên nhẫn. Dạy con về thái độ với cuộc sống (trẻ từ 3-4 tuổi trở lên).

- Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết và tác dụng của sự kiên nhẫn. Có thêm các kiến thức về thái độ với cuộc sống và biết đưa ra các nguyên tắc dạy con về thái độ với cuộc sống.

- Kỹ năng: Thực hiện phân tích giải thích cho con để con hiểu được vì sao cần phải kiên nhẫn và khi kiên nhẫn chúng ta sẽ nhận được những gì. Lập được các nguyên tắc về các sinh hoạt của con trong đời sống để dạy trẻ và hướng con tới cái đích mà bố mẹ muốn.

- Năng lực: Luôn động viên, chia sẻ các kiến thức hữu ích cùng con. Phát huy khả năng hợp tác và có thể tạo cảm giác hứng thú cho con khi con thực hiện các nguyên tắc.

Ca học 8: Đừng khen con thông minh hãy khen con cố gắng. Những cách khen ngợi để giúp con tự tin và nuôi dưỡng động lực cố gắng từ bên trong.

- Kiến thức: Phân biệt được nên khen con thông minh hay khen con cố gắng cái nào sẽ giúp con phát triển tốt hơn. Biết được tác dụng của việc khen ngợi sẽ có hiệu quả ra sao với con trẻ.

- Kỹ năng: Đón nhận thành quả mà trẻ đạt được một cách đúng nghĩa để con có hướng phát triển đúng.

Khen hành động của con đã làm được, khen bằng cách nói ra cảm xúc và cảm ơn trẻ. Khen bằng việc thể hiện niềm vui cùng trẻ và nói về kết quả tích cực mà trẻ đã cố gắng.

- Năng lực: Luôn thể hiện sự vui vẻ, thừa nhận các kết quả khi các con làm tốt các hoạt động hàng ngày. Thường xuyên khen gợi con để con cảm nhận được sự thừa nhận của bố mẹ qua đó con sẽ tự tin hơn trong các hoạt động lần sau.

Ca học 9: Trẻ con làm việc nhà sẽ nuôi dưỡng những năng lực gì?. Cách ứng xử để anh chị em yêu thương nhau.

- Kiến thức: Nắm được các công việc nhà phù hợp với sức của trẻ và các bước để thực hiện các việc đó. Có thêm kiến thức ứng xử phù hợp để cho anh chị em luôn yêu thương nhau.

- Kỹ năng: Hướng dẫn con công việc này thì nên làm như thế nào, thường xuyên cùng con thực hiện các công việc đó. Quan tâm, ưu tiên đến các anh chị lớn hơn khi có thêm em, luôn tôn trong các anh chị trước mặt và công bằng trong mọi chuyện.

- Năng lực: Tạo cho con được khám phá trải nghiệm cuộc sống hàng ngày. Tạo được sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau để các con biết chia sẻ và yêu thương nhau hơn.

Ca học 10: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.

- Đề nghị các phòng/ban chuyên môn thực hiện đúng quy chế đào tạo này. Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký, các văn bản, tài liệu, giáo trình, giáo án đính kèm là một phần không thể thiếu của Chương trình khung này.

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:

- Đề nghị người thực hiện giảng dạy xây dựng giáo án theo đúng khung chương trình đã được phê duyệt. Xây dựng theo khung trên, mỗi ca học 03h đồng hồ. Thiết kế chương trình là 10 ca học.

TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:

- Tiêu chuẩn người thực hiện giảng dạy được thực hiện tuyển trọn và sàng lọc ở mức độ cao nhất theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật hiện hành.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:

- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của mục tiêu khóa học đã được phê duyệt.

- Đạt chất lượng theo quy định sau khi đã được đánh giá nghiêm túc, đề nghị xét cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của người học.

- Đề nghị các phòng/ban chuyên môn thực hiện đúng quy chế đào tạo, khung chương trình có hiệu lực kể từ ngày ký. Các văn bản, tài liệu, giáo trình, giáo án đính kèm là một phần không thể thiếu của Chương trình khung này.

banner-cuoi