LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01)

Giúp con em của mình trở nên tự lập,biết yêu thương và có trách nhiệm, làm sao đẻ các còn tin cha mẹ và làm sao để cha mẹ thấu hiểu các con, cùng nhau giải quyết các xung đột để không khí gia đình ấp áp tràn đầy yêu thương.

 LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01)

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:

- Giúp đứa trẻ của mình trở lên tự lập, biết yêu thương và có trách nhiệm? Làm sao để con cái sẵn sàng chia sẻ và tin tưởng cha mẹ? Làm thế nào để cha mẹ và con cái thấu hiểu nhau, cùng nhau giải quyết các xung đột để không khí trong gia đình trở lên thấu cảm và yêu thương hơn?

 - Qua đây cha mẹ và gia đình có được các lợi ích cụ thể: Con sẽ cảm thấy thoải mái thảo luận về những vấn đề và những mối bận tâm với cha mẹ thay vì né tránh, rút lui. Biết cách tự giác, tự kiểm soát và có ý thức tự chịu trách nhiệm. Biết cách làm việc với người khác thay vì phản đối họ, cha mẹ sẽ ít nổi giận hơn và giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Tát cả các thành viên trong gia đình có thể tham gia vào việc thiết lập nguyên tắc, do đó họ sẽ có động lực để thực hiện các nguyên tắc đó. Càng ít sự căng thẳng, sự đấu tranh quyền lực, sự phẫn nộ, thì sẽ càng có nhiều niềm vui, hòa bình và ngập tràn yêu thương. Cách giải quyết xung đột và các vấn đề trong gia đình để mọi người cùng thắng và vấn đề được giải quyết triệt để.

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:

- Cần thừa nhận rằng: Cho dù bạn là cha mẹ của một đứa trẻ mới biết đi hay một thiếu niên, thì việc nuôi dạy con cái là một hành trình đầy thách thức thậm chí đôi khi quá sức. Chẳng có một tài liệu chỉ dẫn đúng đắn nào cho việc dạy "làm" trẻ con hay dạy "làm" cha mẹ. Và không phải cha mẹ nào cũng biết mình cần phải làm gì. Có rất nhiều chương trình nuôi dạy con khác nhau. Làm thế nào để lựa chọn chương trình phù hợp với mình?

Đào tạo Cha mẹ Hiệu quả của Tiến sĩ Thomas Gordon là chương trình đầu tiên đã giúp hàng triệu cha mẹ trên khắp thế giới. Chương trình cung cấp các kỹ năng giao tiếp đã được chứng minh hiệu quả thật sự. Khi sử dụng những kỹ năng này, cha mẹ rất ngạc nhiên với những cải thiện đáng kể không chỉ trong gia đình mà còn trong tất cả các mối quan hệ.

Những kỹ năng đào tạo cha mẹ hiệu quả.

 - Tác giả của chương trình này Tiến sĩ Thomas Gordon, người đã từng được 3 lần đề cử giải Nobel Hòa bình trong lĩnh vực tâm lý, tham vấn, giúp các tổ chức, trường học, các gia đình…thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn. Chương trình đào tạo Cha mẹ hiệu quả (ra đời năm 1962) của ông được xem là chương trình đào tạo đầu tiên trên thế giới dành cho cha mẹ, hiện đã đến với hàng triệu phụ huynh tại 45 quốc gia trên thế giới. Chương trình T.E.T. - Giáo viên Hiệu quả cũng có bề dày lịch sử hơn 50 năm và không ngừng được cải tiến cho phù hợp với thời đại. Chương trình được dựa trên một cuốn sách cùng tên, đã được dịch ra 24 thứ tiếng khác nhau và được xem là người bạn đồng hành đắc lực của giáo viên trong mọi lớp học.

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:

Ca học 1: Mâu thuẫn tất yếu giữa cha mẹ - con cái: Ai sẽ thắng.

- Kiến thức: Đánh giá đúng về kiến thức của mâu thuẫn: Mẫu thuẫn là thời khắc sự thật trong một mối quan hệ, một bài kiểm tra về tình trạng sức khỏe của nó, một cuộc khủng hoảng có thể khiến nó yếu đi hoặc mạnh hơn, một sự việc mang tính phê bình có thể mang lại sự oán giận kéo dài.

- Kỹ năng: Thực hiện được việc giải quyết mâu thuẫn như thế nào chính là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái.

- Năng lực: Những mâu thuẫn được giải quyết thuận lợi và hiệu quả đó chính là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải làm tăng thêm số lượng các mâu thuẫn.

Ca học 2: Quyền lực của cha mẹ: Cần thiết và chính đáng?

- Kiến thức: Một trong số những niềm tin kiên định nhất về việc nuôi dạy con chính là niềm tin cho rằng việc cha mẹ sử dụng quyền hạn của mình để kiểm soát, định hướng và huấn luyện con cái là thực sự cần thiết và đáng ao ước.

- Kỹ năng: Để củng cố các hành vi có chủ định của con thì chúng ta nên an ủi động viên về những việc không phù hợp đó.

- Năng lực: Cha mẹ không cần chờ tới khi hành vi tốt xảy ra để khen thưởng, hay chờ tới khi hành vi xấu xảy ra để dập tắt nó. Bây giờ cha mẹ có thể tác động đến con cái bằng lời nói.

Ca học 3: Phương pháp “không-thua-cuộc” để giải quyết mâu thuẫn.

- Kiến thức: Biết thêm phương pháp mới có thể thay thế được phương pháp “thắng thua” đó chính là phương pháp “Không-thua-cuộc”. Biết được phương pháp III giúp phát triển kỹ năng tư duy của trẻ, là Phương pháp tiếp cận thực chất vấn đề.

- Kỹ năng: Thường xuyên luyện tập, thực hành để sử dụng phương pháp một cách thuần thục hơn. Để con được bày tỏ những rắc rối thực sự của chúng – thứ đã khiến chúng hành xử theo một cách nhất định.

- Năng lực: Áp dụng phương pháp “Không-thua-cuộc” để giải quyết các mâu thuẫn và sẽ không ai là người thua cuộc khi áp dụng phương pháp này.

Ca học 4: Nỗi sợ hãi và sự lo lắng của cha mẹ về phương pháp “không-thua-cuộc”.

- Kiến thức: Biết và hiểu vấn đề để phân tích tình huống một cách chính xác để lựa chọn được phương pháp phù hợp. Hiểu được tác dụng của phương pháp III với con cái và sẽ có lúc phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng tình huống.

- Kỹ năng: Thực hành áp dụng vào đời sống thực tế để có thể nhận biết, so sánh và đưa ra các nhận định đúng đắn. Nhận định, phân tích tình huống theo các chiều hướng khác nhau để có các biện pháp giải quyết phù hợp.

- Năng lực: Chú ý quan sát, vận dụng, thử nghiệm và đưa đến con những điều tốt nhất.

Ca học 5: Áp dụng phương pháp xử lý mâu thuẫn ổn thỏa trong thực tiễn.

 - Kiến thức: Biết được cách áp dụng các phương pháp xử lý mâu thuẫn một cách ổn thỏa nhất có thể. Học được cách cần phải nỗ lực để xử lý các mâu thuẫn ổn thỏa và biết được các vấn đề mà chúng ta sẽ gặp phải.

- Kỹ năng: Vận dụng 6 bước của phương pháp xử lý mâu thuẫn ổn thỏa vào thực tế với con của mình. Lập ra một danh sách những mâu thuẫn mà chúng ta thường gặp trong gia đình. Đầu tiên, các con thấy các con thấy gia đình mình có vấn đề gì? Vấn đề nào các con muốn được giải quyết?

- Năng lực: Nhận thấy các biểu hiện tích cực và khả năng phối hợp nhịp nhàng với bạn trong các tình huống mà mình áp dụng.

Ca học 6: Cha mẹ cần làm gì để không bị chối bỏ.

 - Kiến thức: Nắm được những việc mà bố mẹ cần làm và những việc bố mẹ không nên làm để tránh bị con chối bỏ. Có thêm được các kiến thức vè quyền công dân để có thể giải đáp các thắc mắc của con trẻ.

- Kỹ năng: Luôn suy nghĩ tích cực và không nên quá kiên quyết trong việc cố gắng tác động tới chúng khi mà chúng hào hứng nhất muốn tự quyết định niềm tin và định mệnh của bản thân.

- Năng lực: Hợp tác và tôn trọng ý kiến cũng như suy nghĩ của con cái không can thiệp quá sẽ dẫn đến tác dụng ngược lại.

Ca học 7: Cha mẹ có thể ngăn chặn mâu thuẫn bằng cách tự điều chỉnh bản thân.

- Kiến thức: Biết được việc mà cha mẹ có thể ngăn chặn những mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái bằng cách thay đổi một số quan điểm của chính cha mẹ.

- Kỹ năng: Thay đổi quan điểm của mình về hành vi của con cái họ điều đó sẽ tạo ra sự gắn kết hài hòa giữa cha mẹ và con cái.

- Năng lực: Chấp nhận các phương pháp mới làm thay đổi con cái và những phương pháp mới để điều chỉnh môi trường xung quanh thay vì chấp nhận ý tưởng về việc thay đổi chính bản thân họ.

Ca học 8: Những người cha mẹ khác của con cái.

- Kiến thức: Biết phân biệt các mối quan hệ của con cái với những người thân xung quanh và những người cha mẹ đã giao phó con cái cho họ thì với những người đó có mối quan hệ ra sao với con cái của mình.

- Kỹ năng: Thực hành học tập bài bản có thêm các kiến thức để có thể có giúp con cái phát triển tốt nhất có thể.

- Năng lực: Phải thực sự tỉnh táo để kiểm tra xem có khi nào con cái họ bị kiểm soát và cấm đoán bởi những lớn khác hay không.

Ca học 9: Luyên tập: Sử dụng quyền hạn cha mẹ và Rào cản giao tiếp (bài tập phần phụ lục).

- Kiến thức: Bằng việc khách quan và trung thực với chính bản thân bạn trong bài tập này, bạn sẽ học được điều quan trọng về vai trò làm cha mẹ của chính mình, cách mà bạn sử dụng quyền cha mẹ. Biết được các tác động của những cách mà cha mẹ thường áp dụng để hồi đáp lại con cái như: Ra lệnh, định hướng và điều khiển…

- Kỹ năng: Thực hành phân tích và đánh giá lại các tác động đó theo chiều hướng tích cực.

- Năng lực: Tiếp thu và chấp nhận những cái tác động phù hợp để có thể áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày.

Ca học 10: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

- Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:

Xây dựng theo tiết chế, mỗi ca 03h đồng hồ. Chương trình khung thiết kế 10 ca.

TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:

- Thực hiện theo tiêu chuẩn giáo viên, người hướng dẫn cho chương trình Học làm cha mẹ hiệu quả theo quy định hiện hành.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:

- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của khóa học đã được phê duyệt, cấp chứng nhận theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của học viên.

banner-cuoi (1)