NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG (MH03-LV3/07-01)
Với mục đích tạo ra sự nhận thức có ý nghĩa, có chủ thể, có sự gắn kết, và sự san sẻ về vấn đề văn hóa trong đời sống gia đình. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình và nó sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình
NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:
- Với mục đích tạo ra sự nhận thức có ý nghĩa, có chủ thể, có sự gắn kết, và sự san sẻ về vấn đề văn hóa trong đời sống gia đình. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình và nó sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
- Những nguyên tắc chung của gia đình không chỉ giúp các thành viên trong gia đình điều chỉnh được những hành vi của mình mà còn giúp mọi người biết cách tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:
- Khi một đôi nam nữ gặp nhau, tình yêu có thể dẫn đến như sét đánh, nhưng cũng có thể sau một thời gian khá dài tìm hiểu, và ít nhiều thì các bạn cũng tự trang bị cho mình những kỹ năng để trinh phục nửa kia của mình. Không những thế các bạn còn hang hái “nâng cấp” từ bên trong lẫn bên ngoài để đi đến kết quả cuối cùng là: Một đám cưới!
- Sau cuộc “trường trinh” vất vả ấy cả hai trải qua thời kỳ hạnh phúc, vui vẻ bên nhau để rồi sau đó dần bộc lộ ra hầu hết bản chất thực của mình. Từ những phẩm chất tốt cho đến những hạn chế và cả thói quen bê bối trong cuộc sống, với quan niệm bây giờ “ván đã đóng thuyền, chim đã vào lồng” thì mình cứ tự nhiên như “ở nhà” vậy! Điều đó không sai, chúng ta phải sống với con người thực của mình, nhưng điều đó cũng có thể đem lại những thách thức cho cuộc sống vợ - chồng, vì đó là điều mà không phải đối tác nào cũng chấp nhận và cảm thông.
Những quy tắc chi tiêu trong gia đình.
- Rất ít người trong chúng ta có sự tính toán kỹ lưỡng về tiền bạc khi chưa lập gia đình. Chỉ đến khi lập gia đình, sinh con đẻ cái, chúng ta mới giật mình hỏi làm sao có thê sống bằng đồng lương ít ỏi với hàng loạt những thứ phải chi tiêu như thế. Lúc này chúng ta mới nghĩ cách để kiếm thêm càng nhiều càng tốt và nếu không làm được điều đó thì cũng là học cách giảm chi phí ở mức tối đa.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:
Ca học 1: Thống kê chi tiết thu nhập hàng tháng của hai vợ - chồng, phải biết nguồn gốc của tiền.
- Kiến thức: Biết được tầm quan trọng của việc thống kê chi tiết thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng để tính toán hợp lý. Nhận dạng nguồn gốc của các khoản thu nhập ngoài của cả Vợ - Chồng.
- Kỹ năng: Thực hiện được việc thống kê, điều tra, xác minh và tổng hợp được các khoản thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng
- Năng lực: Luôn rõ ràng, nhận định và đánh giá khách quan trong các khoản thu để có kế hoạch cụ thể.
Ca học 2: Cần thống kê chi tiết các khoản chi tiêu từng tháng, cần có khoản tiết kiệm và giao cho một người cầm chìa khóa.
- Kiến thức: Biết cách phân bổ và sắp xếp các khoản chi sao cho phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình. Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm và hiểu được vì sao chỉ giao cho một người cầm chìa khóa.
- Kỹ năng: Tạo lập được các khoản chi tiêu từ những khỏa chi nhỏ nhất đến cái lớn. Làm được các khoản tiết kiệm phù hợp với thực lực kinh tế của GĐ mình.
- Năng lực: Giúp cho bản thân nâng cao khả năng phối hợp, khả năng ghi nhớ và thể hiện sự minh bạch trong các khoản chi tiêu.
Ca học 3: Chỉ mua sắm đồ đạc trong gia đình khi đã có sự thống nhất, linh hoạt và ưu tiên cho những nhu cầu cấp thiết.
- Kiến thức: Biết được sự cần thiết của quá trình thảo luận, khi thảo luận về các như cầu mua sắm sẽ có những quan điểm không thể đồng nhất. Hiểu được “nhu cầu cấp thiết với gia đình là gì?” qua đó sẽ có sự phân chia hợp lý đối với từng nhu cầu.
- Kỹ năng: Ngồi lại nói chuyện, tâm sự với nhau để xem ý kiến của Vợ - Chồng mình như thế nào? rồi đưa ra các cách giải quyết phù hợp. Thực hiện phân tích, đánh giá sự cần thiết của nhu cầu mà cả gia đình đang cần để phục vụ cho việc sinh hoạt.
- Năng lực: Rèn khả năng kiên nhẫn, nâng cao tinh thần đàm phán và thuyết phục đối phương. Phân tích vấn đề cần giải quyết theo chiều hướng tích cực.
Ca học 4: So sánh giá cả, đừng vội khuân về những món đồ quá rẻ và ăn cơm nhà để tiết kiệm chi tiêu.
- Kiến thức: Nâng cao khả năng phân tích, so sánh và hiểu được giá trị sử dụng được của các món đồ mà bạn ngắm đến. Biết được sự cần thiết, lợi ích của việc ăn cơm nhà để tiết kiệm chi tiêu phù hợp với gia đình bạn.
- Kỹ năng: Khi đi mua sắm nên tìm hiểu, tham khảo giá cả của nhiều cửa hàng khác nhau để tránh bị ép giá và tìm hiểu kỹ xem những món đồ quá rẻ có thể phục vụ được nhu cầu của gia đình.
- Năng lực: Luôn luôn có sự so sánh giá cả giữa các cửa hàng và cần xem xét lại những món đồ quá rẻ đó thật kỹ để đưa ra quyết định đúng đắn.
Ca học 5: Không mua sắm quá mức cần thiết, đợi thời cơ để mua hàng tốt và giá rẻ và thống kê các khoản nợ và đề ra phương án thanh toán.
- Kiến thức: Hiểu được những thứ đó có thực sự cần thiết hay không để mua sắm hợp lý và có tác dụng. Nắm được cách tìm hiểu về thời cơ, và cách phân tích để có thể mua được hàng rẻ mà chất lượng.
- Kỹ năng: Thực hiện phân tích những tính năng, công dụng của món đồ đó với nhu cầu của gia đình mình. Kìm hãm được nhu cầu mua sắm vô điều kiện của bản thân để bỏ ra một khoản tiền mà lẽ ra mình để dành cho việc khác còn hơn.
- Năng lực: Rèn được khả năng phân tích, so sánh và quyết đoán để đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất. Luôn luôn tìm những thời điểm tốt và giá rẻ để mua sắm.
Ca học 6: Chi tiêu trong khoản tiền kiếm được, mười bữa cơm rau, một bữa thịt và hãy cẩn thận với việc nghiện mua hàng qua mạng.
- Kiến thức: Hiểu được gia đình mình kiếm được bao nhiêu và nên chi tiêu thế nào là hợp lý. Biết được cách tiết kiệm và chi tiêu đúng chỗ và phù hợp.
- Kỹ năng: Thực hiện việc mua sắm, tiêu dùng phù hợp với các khoản thu nhập của gia đình để không vượt quá mức thu. Vận dụng được hợp lý các khoản chi tiêu của gia đình không nên bóp chặt quá nhiều khi cũng nên vung tay một tí nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.
- Năng lực: Luôn đặt sự tiết kiệm chi tiêu lên hàng đầu, không nên chi mạnh tay mà lại không để ý đến các khoản mà mình thu được. Tạo dựng được thói quen tiết kiệm mà lại phù hợp với gia đình mình.
Ca học 7: Tuyệt đối không đặt cược hết tài sản vào chuyện làm ăn và Nhẹ nhàng khi thảo luận về tiền bạc.
- Kiến thức: Biết phân tích tình hình làm ăn có chắc chắn không, và phân tích các rủi ro có thể gặp phải. Học được cách tỉnh táo, bàn bạc với nhau để đi đến thống nhất quan điểm.
- Kỹ năng: Làm được các quá trình phân tích và tìm hiểu các vấn đề rủi ro, lợi nhuận qua đó đưa ra quyết định phù hợp.
- Năng lực: Luôn đặt gia đình lên trên, không nên liều lĩnh, bồng bột khi chưa có sự tính toán trước.
Ca học 8: Đi chợ một lần cho cả tuần và Phải quản lý tốt tư tưởng của bạn.
- Kiến thức: Hiểu được những lợi ích và các cách để được giảm giá cả khi mua sắm tổng thể.
- Kỹ năng: Thực hiện được việc mua sắm các đồ thiết yếu của gia đình một lần cùng nhau để giảm được các khoản chi tiêu cần thiết.
- Năng lực: Phát huy được khả năng tính toán hợp lý, khả năng phân tích để đưa ra các nhu cầu mua sắm phù hợp. Khi kiểm soát được tư tưởng rồi thì đồng nghĩa là chúng ta đã có những kế hoạch chi tiết và cụ thể.
Ca học 9: Ôn tập tất cả kiến thức đã học.
- Kiến thức: Biết thống kê chi tiết thu nhập hàng tháng của hai Vợ - Chồng, biết được nguồn gốc của tiền, phải có khoản tiết kiệm, chỉ mua sắm khi có sự thống nhất, mua và so sánh giá cả cho những cái cần thiết, đưa ra các khoản nợ để tìm cách giải quyết, luôn đặt gia đình lên trên và biết cách quản lý tư tưởng của mình tốt nhất có thể.
- Kỹ năng: Thực hiện và vận dụng tất cả các kiến thức đã học vào thực tiễn, trong đời sống gia đình hàng ngày.
- Năng lực: Phát huy được khả năng đàm phán, thuyết phục, kiểm soát bản thân, tính tự giác, tính tìm tòi, kiên nhẫn và rèn luyện được sự chia sẻ cảm thông với đối phương.
Ca học 10: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
- Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:
Xây dựng theo tiết chế, mỗi ca 03h đồng hồ. Chương trình khung thiết kế 10 ca.
TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:
Thực hiện theo tiêu chuẩn giáo viên, người hướng dẫn cho chương trình những quy tắc trong đời sống vợ chồng theo quy định hiện hành.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:
Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của khóa học đã được phê duyệt, cấp chứng nhận theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của học viên.
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56