LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV1/08-01)
Giúp đứa trẻ của mình trở lên tự lập, biết yêu thương và có trách nhiệm? Làm sao để con cái sẵn sàng chia sẻ và tin tưởng cha mẹ? Làm thế nào để cha mẹ và con cái thấu hiểu nhau, cùng nhau giải quyết các xung đột để không khí trong gia đình trở lên thấu cảm và yêu thương hơn?
LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:
- Giúp đứa trẻ của mình trở lên tự lập, biết yêu thương và có trách nhiệm? Làm sao để con cái sẵn sàng chia sẻ và tin tưởng cha mẹ? Làm thế nào để cha mẹ và con cái thấu hiểu nhau, cùng nhau giải quyết các xung đột để không khí trong gia đình trở lên thấu cảm và yêu thương hơn?
- Qua đây cha mẹ và gia đình có được các lợi ích cụ thể: Con sẽ cảm thấy thoải mái thảo luận về những vấn đề và những mối bận tâm với cha mẹ thay vì né tránh, rút lui. Biết cách tự giác, tự kiểm soát và có ý thức tự chịu trách nhiệm. Biết cách làm việc với người khác thay vì phản đối họ, cha mẹ sẽ ít nổi giận hơn và giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Tát cả các thành viên trong gia đình có thể tham gia vào việc thiết lập nguyên tắc, do đó họ sẽ có động lực để thực hiện các nguyên tắc đó. Càng ít sự căng thẳng, sự đấu tranh quyền lực, sự phẫn nộ, thì sẽ càng có nhiều niềm vui, hòa bình và ngập tràn yêu thương. Cách giải quyết xung đột và các vấn đề trong gia đình để mọi người cùng thắng và vấn đề được giải quyết triệt để.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:
- Cần thừa nhận rằng: Cho dù bạn là cha mẹ của một đứa trẻ mới biết đi hay một thiếu niên, thì việc nuôi dạy con cái là một hành trình đầy thách thức thậm chí đôi khi quá sức. Chẳng có một tài liệu chỉ dẫn đúng đắn nào cho việc dạy "làm" trẻ con hay dạy "làm" cha mẹ. Và không phải cha mẹ nào cũng biết mình cần phải làm gì. Có rất nhiều chương trình nuôi dạy con khác nhau. Làm thế nào để lựa chọn chương trình phù hợp với mình?
Đào tạo Cha mẹ Hiệu quả của Tiến sĩ Thomas Gordon là chương trình đầu tiên đã giúp hàng triệu cha mẹ trên khắp thế giới. Chương trình cung cấp các kỹ năng giao tiếp đã được chứng minh hiệu quả thật sự. Khi sử dụng những kỹ năng này, cha mẹ rất ngạc nhiên với những cải thiện đáng kể không chỉ trong gia đình mà còn trong tất cả các mối quan hệ.
- Tác giả của chương trình này Tiến sĩ Thomas Gordon, người đã từng được 3 lần đề cử giải Nobel Hòa bình trong lĩnh vực tâm lý, tham vấn, giúp các tổ chức, trường học, các gia đình…thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn. Chương trình đào tạo Cha mẹ hiệu quả (ra đời năm 1962) của ông được xem là chương trình đào tạo đầu tiên trên thế giới dành cho cha mẹ, hiện đã đến với hàng triệu phụ huynh tại 45 quốc gia trên thế giới. Chương trình T.E.T. - Giáo viên Hiệu quả cũng có bề dày lịch sử hơn 50 năm và không ngừng được cải tiến cho phù hợp với thời đại. Chương trình được dựa trên một cuốn sách cùng tên, đã được dịch ra 24 thứ tiếng khác nhau và được xem là người bạn đồng hành đắc lực của giáo viên trong mọi lớp học.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:
Ca học 1: Cha mẹ bị quy trách nhiệm nhưng không được đào tạo.
- Kiến thức: Cha mẹ biết được những ai có thể cung cấp kiến thức, giúp đỡ họ trong công việc học làm Cha mẹ hiệu quả và nuôi dạy con đúng cách.
- Kỹ năng: Vận dụng các phương pháp, kỹ năng học làm Cha mẹ hiệu quả khi được đào tạo vào cuộc sống hàng ngày.
- Năng lực: Qua đó các bậc phụ huynh rất hào hứng học cách tiếp cận mới đối với quá trình nuôi dạy con, nhưng trước tiên họ phải tin rằng phương pháp sẽ mang lại hiệu quả.
Ca học 2: Cha mẹ là con người bình thường chứ không phải chúa trời.
- Kiến thức: Các bậc Cha mẹ biết cách nhận biết cảm giác của họ là như thế nào và đang muốn gì ở con cái. Biết được để làm Cha mẹ hiệu quả không nhất thiết phải vứt bỏ đi bản chất của mình. Bạn có thể chấp nhận bản thân bạn như một con người có cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực đối với con cái.
- Kỹ năng: Thường xuyên tiếp xúc, gần gũi con để hiểu về những hành vi và hiểu được các hành vi của con. Từ đó đưa ra các nhận định đúng đắn về hành vi của con để tìm cách uốn nắn và sử lý cho con.
- Năng lực: Có thể nhận thức đúng về các hành vi của con trẻ và cùng con từ từ uốn nẵn cái xấu hay tiếp tục phát huy cái tốt.
Ca học 3: Học cách lắng nghe để con cái tâm sự với bạn: Ngôn ngữ của sự chấp nhận.
- Kiến thức: Biết được tại sao phải lắng nghe, khi nào cần lắng nghe con cái và tác dụng của việc lắng nghe. Từ đó biết được sức mạnh từ ngôn ngữ của sự chấp nhận.
- Kỹ năng: Luôn lắng nghe khi con trình bày các quan điểm, ý kiến của con, tôn trọng con trong các hành vi đó nếu đúng thì động viên con tiếp tục phát huy, còn sai thì cùng con phân tích để con hiểu và cùng con sửa sai.
- Năng lực: Thông qua đây con có thể học hỏi được từ Cha mẹ sự tôn trọng và giúp đỡ người khác.
Ca học 4: Áp dụng kỹ năng lắng nghe chủ động.
- Kiến thức: Hiểu được như thế nào là lắng nghe chủ động và biết áp dụng các kỹ năng vào để thực hiện lắng nghe chủ động.
- Kỹ năng: Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với con về các vấn đề mà con đang gặp phải để cùng con chia sẻ.
- Năng lực: Con có thể lắng nghe và phối hợp với cha mẹ để thực hiện.
Ca học 5: Làm thế nào để lắng nghe khi đứa trẻ còn quá nhỏ và để chúng nói chuyện nhiều hơn.
- Kiến thức: Biết được các kiến thức rèn cho trẻ lắng nghe và có phương pháp dạy trẻ nói chuyện được nhiều hơn.
- Kỹ năng: Thực hiện lắng nghe các nhu cầu nguyện vọng của con để đáp ứng và thỏa mãm kịp thời cho trẻ được phát triển tốt nhất.
- Năng lực: Luôn tìm cách giúp con có thể phát huy tốt khả năng lắng nghe cho con và tích cực trò chuyện với con để con phát huy khả năng giao tiếp của con.
Ca học 6: Cách nói chuyện để con cái lắng nghe bạn.
- Kiến thức: Có thêm các kiến thức chuyên sâu về cách truyền tải làm sao để con cái lắng nghe.
- Kỹ năng: Cần phải biết làm chủ vấn đề để có thể giải quyết vấn đề đó đúng và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
- Năng lực: Luôn tìm tòi và trang bị những kiến thức để tự giúp mình giải quyết các hành vi của con gây ra.
Ca học 7: Cách nói chuyện để con cái lắng nghe bạn (tiếp).
- Kiến thức: Biết được các yếu tố cấu thành cần thiết của một thông điệp “Tôi”.
- Kỹ năng: Thực hiện được sơ đồ cấu tạo của thông điệp “Tôi”, miêu tả cách hành xử không chấp nhận được.
- Năng lực: Qua đây chúng ta học được cách thể hiện sự cởi mở và trung thực với nhau, họ sẽ không còn là những người lạ sống cùng với nhau nữa.
Ca học 8: Áp dụng những thông điệp hướng về cha mẹ vào thực tế.
- Kiến thức: Biết vận dụng các thông điệp phù hợp với hoàn cảnh củ thể và những hiệu quả mà thông điệp “Tôi” mang lại.
- Kỹ năng: Thực hành đưa các thông điệp tốt vào nhưng đừng nhấn mạnh sự tiêu cực mà hãy mang sự tích cực cho con.
- Năng lực: Luôn học hỏi tìm tòi và vận dụng vào đời sống.
Ca học 9: Luyện tập: Lắng nghe những cảm xúc, nhận biết những thông điệp không hiệu quả và gửi đi thông điệp “Tôi” (bài tập phần phụ lục).
- Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Kỹ năng: Thực hành viết ra các cảm xúc chính mà bạn có thể nghe thấy và hãy đánh số những cảm xúc khác nhau, phân biệt được các thông điệp hiệu không hiệu quả và biết thông điệp “Tôi”.
- Năng lực: Tự so sánh với bảng điểm và tính xem mình ghi được bao nhiêu điểm trong số đó.
Ca học 10: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:
Xây dựng theo tiết chế, mỗi Ca 03h đồng hồ. Chương trình khung thiết kế 10 ca.
TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:
Thực hiện theo tiêu chuẩn giáo viên, người hướng dẫn cho chương trình Học làm cha mẹ hiệu quả theo quy định hiện hành.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:
- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của khóa học đã được phê duyệt, cấp chứng nhận theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của học viên.
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56