KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ DIỄN ĐẠT Ý TƯỞNG (MH03-LV1/03-01)
Luyện tập “ kỹ năng phát biểu” “ nghệ thuật nói trước công chúng”
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ DIỄN ĐẠT Ý TƯỞNG
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:
Luyện tập “ kỹ năng phát biểu” để trưởng thành “ nghệ thuật nói trước công chúng” có thể truyền đạt một cách hoàn hảo các ý tưởng của mình đến người nghe, cuốn hút được số đông thính giả, là chìa khóa của thành công trong cuộc sống.
Học sinh là những mầm non tương lai của đất nước, nên ngay từ lúc các em ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để vào đời.
QUY TRÌNH KHUNG:
Trong chương trình cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, kiến thức về văn chương và ngữ pháp khá đầy đủ nhưng khi vào đời , số người lĩnh hội được để sử dụng cho ngôn ngữ của mình thì chẳng là bao bởi vì họ đã coi nhẹ phần nói. Vậy chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Kỹ năng tổ chức luyện tập tốt cho buổi thuyết trinh ở học đường.
1. Kỹ năng tổ chức luyện tập tốt cho buổi thuyết trình ở học đường.
2. Xướng ngôn viên.
3. Tập phát biểu ý kiến.
QUY TRÌNH CHI TIẾT
Ca học 1: Kỹ năng tổ chức luyện tập tốt cho buổi thuyết trình ở học đường.
- Kiến thức. Giáo viên hướng dẫn là người đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức buổi thuyết trình nên cần chuẩn bị tốt những việc sau: đề tài, chuẩn bị tư liệu liên quan đến đề tài, chọn nhóm thuyết trình và thuyết trình viên, hướng dẫn tham khảo, nghiên cứu tài liệu, làm dàn bài đại cương, dàn bài chi tiết và viết bài thuyết trình.
Duyệt bài thuyết trình của các e tiết trước đã chuẩn bị và bàn bạc và thực hiện kế hoạch giới thiệu “ quảng cáo” cho buổi thuyết trình. Nhóm thuyết trình và thuyết trình viên nắm vững được đề tài.
- Kỹ năng: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn các đề tài: chủ đề mà em thích, chủ đề mang tính giáo dục và các chủ đề liên quan đến thực trạng xã hội em đang sống. Tìm tài liệu trên các trang mạng điện tử, thư viện của trường. Phân ra các nhóm thuyết trình và chọn thuyết trình viên, các nhóm sẽ làm dàn bài chi tiết và viết bài thuyết trình.
Học sinh biết tìm hiểu tài liệu và các tư liệu tham khảo. Lập kế hoạch quảng cáo cho buổi thuyết trình để thu hút thính giả
- Năng lực: Học sinh nắm được các khâu cơ bản trước khi thuyết trình.
Ca học 2: Các trợ huấn cụ và cách sự dụng
- Kiến thức: Các trợ huấn cụ chia ra làm 3 nhóm: trợ thị , trợ thính và trợ thính thị tùy theo yêu cầu của các bài chúng ta sẽ chọn các loại dụng cụ phù hợp cho bài thuyết trình.
- Kỹ năng: Hướng dẫn học sinh sử dụng các loại bảng và các loại máy trợ thính, trợ thị và trợ thính thị và thử các loại dụng cụ đó cẩn thận và chắc chắn.
- Năng lực: Học sinh biết lắp đặt các trợ huấn cụ phù hợp cho từng bài thuyết trình
Ca học 3: Tiêu chuẩn thuyết trình viên và kỹ năng thuyết trình.
- Kiến thức: Chân dung thuyết trình viên: diện mạo, trang phục, khả năng,ưu điểm.
Kĩ năng thuyết trình: Nhìn đối diện với thính giả, tạo thế đứng thoải mãi vững vàng, cử điệu nét mặt, tay và di chuyển, tiếng nói và những điều cần biết giúp cho thuyết trình thành công.
- Kỹ năng: Biết chọn thuyết trình viên có đủ ngoại hình và năng lực để đảm nhận bài thuyết trình của cả nhóm.
- Năng lực: Biết trang bị cho mình những gì cần thiết để trở thành một thuyết trình viên mẫu mực.
Ca học 4: Thực hiện bài thuyết trình.
- Kiến thức: Thuyết trình viên tập dượt, bài trí phòng thuyết trình và ổn định tổ chức thuyết trình.
- Kỹ năng: Biết thảo luận bài thuyết trình, diễn biễn của cuộc thuyết trình. Trả lời giải đáp các câu hỏi thảo luận. Cách viết biên bản thuyết trình và thảo luận.
- Năng lực: Học sinh biết quy trình tổ chức cuộc thuyết trình và biết làm một thuyết trình viên.
Ca học 5: Rèn luyện để có bài thuyết trình hay
- Kiến thức: Tìm hiểu các biện pháp tu từ và bố cục của bài thuyết trình.
- Kỹ năng: Biết ý nghĩa các biện pháp tu từ và mỗi học sinh viết một bài thuyết trình dựa trên các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Năng lực: Học sinh biết viết bài thuyết trình vừa đúng vừa hay.
Ca học 6: Xướng ngôn viên bạn là ai ? Vai trò và nhiệm vụ của xướng ngôn viên.
- Kiến thức: Xướng ngôn viên là người am hiểu tổng quát, am hiểu về chủ đề, đề tài của buổi sinh hoạt, am hiểu tình hình chung của buổi tổ chức sinh hoạt, am hiểu nội bộ
Vai trò và nhiệm của xướng ngôn viên là giới thiệu chương trình và làm rõ ý nghĩa của từng phần từng tiết mục, dẫn dắt chương trình, điều khiển chương trình, giới thiệu
- Kĩ năng: Thực hành chọn chủ đề viết và phát biểu trước lớp.
- Năng lực: Cần học tập và rèn luyện hơn nữa để trở thành một xướng ngôn viên.
Ca học 7: Phẩm chất năng lực của xướng ngôn viên.
- Kiến thức:Xướng ngôn viên xuất hiện trước đám đông ở vị trí đứng cao hơn họ, tram nghìn con mắt nhìn vào mà vẫn tỏ ra bình tĩnh, vững vàng đó là nhờ vào phẩm chất và năng lực của họ.
- Kỹ năng. Xướng ngôn viên có vóc dáng đẹp, lịch sự, lịch lãm. Có giọng nói tốt phát âm rõ, truyền cảm hứng cho người nghe. Có lời nói chính xác, đúng nghĩa, trang phục là một phần quan trọng trong phong cách của bạn và có phong cách đáng tin cậy, chân thật ,kiến thức rộng và vững, óc phán đoán nhanh nhạy, ôn hoàn lịch sự, có uy thế.
- Năng lực. Cần học hỏi và phát huy các phẩm chất tốt đẹp của xướng ngôn viên.
Ca học 8: Chuẩn bị để trở thành một xướng ngôn viên giỏi.
- Kiến thức. Hằng ngày rèn luyện trí óc mình đạt được những tiêu chí sau: trí hiểu chính xác, rõ rệt, trí phán đoán, trí nhớ, trí tưởng tượng.
- Kỹ năng. Cần học và đọc nhiều tài liệu, nhiều sách. Sau khi đọc xong biết đúc kết, cô đọng kiến thức.
- Năng lực. Biết rèn luyện trở thành một xướng ngôn viên giỏi.
Ca học 9: Tập phát biểu ý kiến.
- Kiến thức. Khi phát biểu ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, muốn chính xác và thuyết phục được người nghe thì cần phải nắm vững vấn đề, nhận xét sắc bén và diễn đạt gọn gang- đầy đủ.
- Kỹ năng. Muốn phát biểu một vấn đề nào đó chính xác, nhận xét sắc bén và diễn đạt gọn gang, đầy đủ thì cho học sinh quen phát biểu ý kiến của mình trong những cuộc hội thảo nhóm nhiều lần, dần dần sẽ tạo được thói quen , linh hoạt trong từng câu nói mỗi khi diễn đạt một vấn đê trước đám đông.
- Năng lực. Học sinh mạnh dạn và biết cách cô đọng kiến thức trước khi phát ngôn trước các cuộc hội thảo.
Ca học 10: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.
TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:
Tiêu chuẩn người thực hiện giảng dạy được thực hiện tuyển trọn và sàng lọc ở mức độ cao nhất theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật hiện hành.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:
Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của mục tiêu khóa học đã được phê duyệt.
Đạt chất lượng theo quy định sau khi đã được đánh giá nghiêm túc,
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56