MỸ THUẬT CƠ BẢN (MH04-LV1/05-01)
Môn mĩ thuật cơ bản là học phần mang tính tổng hợp nhiều vấn đề trong nghệ thuật tạo hình, nội dung được trình bày đan xen giữa lý thuyết và thực hành, đồng thời có hình minh họa nhằm giúp người học có cơ sở và làm nền tảng ban đầu để thực hiện được yêu cầu của bài học, sau đó có thể vận dụng để thực hành được các bài tập cơ bản của môn học.
MỸ THUẬT CƠ BẢN
MỤC ĐÍCH VÀ Ỹ NGHĨA:
Môn mỹ thuật cơ bản là học phần mang tính tổng hợp nhiều vấn đề trong nghệ thuật tạo hình, nội dung được trình bày đan xen giữa lý thuyết và thực hành, đồng thời có hình minh họa nhằm giúp người học có cơ sở và làm nền tảng ban đầu để thực hiện được yêu cầu của bài học, sau đó có thể vận dụng để thực hành được các bài tập cơ bản của môn học.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:
Mỹ thuật cơ bản là tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề chung của mỹ thuật và các kỹ năng cần thiết về vẽ, xé – cắt dán và nặn ở mức cơ bản nhất, giúp cho người học có được những kiến thức tổng thể, cơ bản về mỹ thuật và khả năng thực hành về mĩ thuật.
1. Cơ sở tạo hình. Khái niệm mỹ thuật và các ngành mỹ thuật.
2. Ngôn ngữ mỹ thuật.
3. Nguyên tắc mỹ thuật.
4. Vẽ hình họa. Khái quát chung về hinh họa.
5. Ngôn ngữ của hình họa. Các loại bài vẽ hình họa.
6. Phương pháp tiến hành bài vẽ hình họa. Tỉ lệ cơ thể người.
7. Yêu cầu bài vẽ hình họa. Các loại bài vẽ hình họa.
8. Vẽ trang trí. Khái quát chung và vai trò của vẽ trang trí. Kí họa và cách điệu họa tiết làm tài liệu trang trí.
9. Hoa văn dân tộc. Bố cục trang trí.
10. Phương pháp tiến hành bài vẽ trang trí. Ứng dụng vào các hình trang trí cụ thể.
11. Vẽ tranh. Khái quát chung và yêu cầu về bố cục tranh. Phân loại tranh và chất liệu về tranh.
12. Phương pháp tiến hành bố cục một số thể loại tranh. Tranh phonng cảnh. Đặc điểm và khái quát về luật xa gần trong tranh phong cảnh.
13. Phương pháp vẽ ký họa cảnh. Cách diễn tả không gian.
14. Hình thức bố cục và cách diễn tả. Những điều nên tránh khi bố cục tranh phong cảnh.
15. Phương pháp tiến hành vẽ tranh phong cảnh.
16. Tranh bố cục nhân vật (tranh đề tài sinh hoạt). Ký họa đối tượng làm tài liệu bố cục tranh. Hình thức bố cục.
17. Những điều nên tránh khi bố cục tranh sinh hoạt. Phương pháp tiến hành một bài bố cục tranh sinh hoạt.
18. Tranh chân dung. Hình thức bố cục và cách diễn tả. Những điều cần tránh khi bố cục tranh chân dung. Phương pháp tiến hành vẽ tranh chân dung.
19. Tranh chân dung. Hình thức bố cục và cách diễn tả. Những điều cần tránh khi bố cục tranh chân dung. Phương pháp tiến hành vẽ tranh chân dung.
20. Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:
Ca học 1: Cơ sở tạo hình. Khái niệm mỹ thuật và các ngành mỹ thuật.
Kiến thức: Người học sẽ hiểu rõ được mỹ thuật là ngành nghệ thuật phản ánh cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối. Người học còn hiểu rõ hơn về các ngành của mỹ thuật.
Kỹ năng: Biết được mỹ thuật là gì và nội dung các ngành của mỹ thuật.
Năng lực: Yêu thích, say mê hứng thú với bài học.
Ca học 2: Ngôn ngữ mĩ thuật.
Kiến thức: Nắm rõ và hiểu được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ của mỹ thuật.
Kỹ năng: Hiểu rõ từng nội dung của ngôn ngữ mỹ thuật.
Năng lực: Chăm chỉ, chịu khó và yêu thích môn mỹ thuật.
Ca học 3: Nguyên tắc của mĩ thuật.
Kiến thức: Hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của mỹ thuật.
Kỹ năng: Nắm rõ các nội dung về nguyên tắc của mỹ thuật.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, chịu khó và yêu thích môn mỹ thuật.
Ca học 4: Vẽ hình họa. Khái quát chung về hình họa.
Kiến thức: Nhận biết và hiểu được khái niệm và vai trò của hình họa với mỹ thuật.
Kỹ năng: Nắm rõ nội dung của khái niệm và vai trò của hình họa với mỹ thuật.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn mỹ thuật.
Ca học 5: Ngôn ngữ của hình họa. Chuẩn bị bài vẽ hình họa.
Kiến thức: Hiểu rõ các ngôn ngữ của hình họa và những điều kiện, dụng cụ để vẽ hình.
Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức để vẽ hình họa.
Năng lực: Chăm chỉ, say mê , chịu khó và yêu thích môn mĩ thuật.
Ca học 6: Yêu cầu của bài vẽ hình họa. Các loại bài vẽ hình họa.
Kiến thức: Nhận biết và hiểu các kiến thức cơ bản về yêu cầu của bài vẽ và các loại bài vẽ hình họa.
Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức cơ bản để vẽ hình họa.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn học.
Ca học 7: Phương pháp tiến hành bài vẽ hình họa. Tỉ lệ cơ thể người.
Kiến thức: Nhận biết và hiểu các kiến thức về phương pháp tiến hành bài vẽ hình họa và xác định tỉ lệ cơ thể người.
Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức cơ bản để xây dựng nên bài vẽ hoàn chỉnh.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn mĩ thuật.
Ca học 8: Vẽ trang trí. Khái quát chung và vai trò của vẽ trang trí. Kí họa và cách điệu họa tiết làm tài liệu trang trí.
Kiến thức: Nắm rõ các kiến thức về vẽ trang trí, kí họa và cách điệu họa tiết làm tài liệu trang trí.
Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức để thực hành bài vẽ.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn mỹ thuật.
Ca học 9: Hoa văn dân tộc. Bố cục trang trí.
Kiến thức: Nắm rõ được các kiến thức về hoa văn dân tộc và nội dung bố cục trang trí của bài vẽ .
Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức để áp dụng vào bài vẽ.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, chịu khó và yêu thích môn mỹ thuật.
Ca học 10: Phương pháp tiến hành bài vẽ trang trí. Ứng dụng vào các hình trang trí cụ thể.
Kiến thức: Người học nắm rõ các kiến thức về phương pháp vẽ trang trí và cách vận dụng vào các hình vẽ cụ thể.
Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức cơ bản để thực hành bài vẽ trang trí.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, chịu khó và say mê môn học.
Ca học 11: Vẽ tranh. Khái quát chung và yêu cầu về bố cục tranh. Phân loại tranh và chất liệu về tranh.
Kiến thức: Hiểu được các kiến thức cơ bản về bố cục, phân loại và chất liệu tranh.
Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức để thực hành vẽ tranh.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn mĩ thuật.
Ca học 12: Phương pháp tiến hành bố cục một số thể loại tranh. Tranh phonng cảnh. Đặc điểm và khái quát về luật xa gần trong tranh phong cảnh.
Kiến thức: Hiểu và nắm rõ được các kiến thức cơ bản về đặc điểm và khái quát về luật xa gần trong tranh phong cảnh.
Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức để thực hành vẽ tranh phong cảnh.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn học.
Ca học 13: Phương pháp vẽ ký họa cảnh. Cách diễn tả không gian.
Kiến thức: Hiểu và nắm rõ được các kiến thức cơ bản về phương pháp và cách diễn tả trong tranh phong cảnh.
Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức để thực hành vẽ tranh phong cảnh.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn học.
Ca học 14: Hình thức bố cục và cách diễn tả. Những điều nên tránh khi bố cục tranh phong cảnh.
Kiến thức: Nắm rõ kiến thức về hình thức bố cục và cách diễn tả tranh phong cảnh.
Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức để thực hành vẽ tranh phong cảnh.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức, trách nhiệm, và mong muốn được thay đổi bản thân tốt hơn.
Ca học 15: Phương pháp tiến hành vẽ tranh phong cảnh.
Kiến thức: Hiểu và nắm rõ được các phương pháp vẽ tranh phong cảnh.
Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để thực hành bài vẽ tranh phong cảnh.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn mĩ thuật.
Ca học 16: Tranh bố cục nhân vật (tranh đề tài sinh hoạt). Ký họa đối tượng làm tài liệu bố cục tranh. Hình thức bố cục.
Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm tranh sinh hoạt, ký họa đối tượng và hình thức bố cục.
Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để thực hành vẽ tranh đề tài sinh hoạt.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn học.
Ca học 17: Những điều nên tránh khi bố cục tranh sinh hoạt. Phương pháp tiến hành một bài bố cục tranh sinh hoạt.
Kiến thức: Hiểu rõ những gì nên tránh khi bố cục tranh và phương pháp tiến hành bài bố cục tranh.
Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để thực hành vẽ tranh đề tài sinh hoạt.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn học.
Ca học 18: Tranh chân dung. Hình thức bố cục và cách diễn tả. Những điều cần tránh khi bố cục tranh chân dung. Phương pháp tiến hành vẽ tranh chân dung.
Kiến thức: Hiểu rõ nội dung kiến thức về hình thức, cách diễn tả, phương pháp tiến hành và những điều cần tránh khi bố cục tranh chân dung.
Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để thực hành vẽ tranh chân dung.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn học.
Ca học 19: Tranh tĩnh vật. Hình thức bố cục, phương pháp tiến hành và những điều cần tránh khi vẽ tranh tĩnh vật.
Kiến thức: Hiểu rõ nội dung kiến thức về hình thức, cách diễn tả và những điều cần tránh khi bố cục tranh tĩnh vật.
Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để thực hành vẽ tranh tĩnh vật.
Năng lực: Hứng thú, chăm chỉ, có ý thức và say mê môn học.
Ca học 20: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:
Xây dựng theo khung trên, mỗi ca học 02h đồng hồ. Thiết kế chương trình là 20 ca học.
TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:
Tiêu chuẩn người thực hiện giảng dạy được thực hiện tuyển chọn và sàng lọc ở mức độ cao nhất theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật hiện hành.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:
Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của mục tiêu khóa học đã được phê duyệt.
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56