PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (MH01-LV1/01-05)
Phòng tránh tai nạn ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tà tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn.
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:
Phòng tránh tai nạn ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tà tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn.
Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Vì vậy, việc phòng chống tại nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:
Để bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thương tích, nhiều người lớn thường nghĩ: Cách tốt nhất là chỉ cho em chơi trong nhà, tránh xa mọi thứ hiểm họa có thể . Nhưng trong thực tế, dù ở bất cứ nơi đâu, các bạn nhỏ đều có thể gặp những tai nạn không ngờ tới. Hơn nữa hầu hết trẻ em đều đang ở giai đoạn muốn khám phá, mọi thức trong mắt các em đều vô cùng mới lạ và thú vị. Như vậy, điều quan trọng bạn nhỏ cần biết không phải là “Ngừng khám phá, ngừng tò mò để bảo vệ bản thân,” mà là “Nhận biết những tai nạn thường diễn ra như thế nào?”, “Tò mò nào có thể gây nguy hiểm?” và “Chẳng may gặp tai nạn thương tích thì trẻ em cần làm gì?”
Như vậy, biện pháp hiệu quả nhất để an toàn là nhận biết và phòng tránh những tình huống có thể gây nguy hiểm, có thái độ nghiêm túc trước những khám phá không an toàn. Chúng ta hãy cùng trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống nhé.
1. Tai nạn thương tích là gì? Bí kíp phòng tránh tai nạn thương tích khi ở nhà.
2. Bí kíp phòng tránh tai nạn thương tích khi ở trường và nới công cộng.
3. Thương tích xảy ra rồi, biết làm sao?
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:
Ca học 1: Tai nạn thương tích là gì nhỉ? Bí kíp phòng tránh tai nạn thương tích khi ở nhà.
Kiến thức: Trẻ biết thế nào là tai nạn thương tích, một số tai nạn thương tích phổ biến. Trẻ nhận biết nên cẩn thận với điện, giữ an toàn ở khu vực bếp, giữ an toàn ở khu vực tắm, cầu thang là để đi và an toàn với đồ đạc trong nhà và đồ chơi. Qua đó trẻ biết cách phòng tránh các tai nạn thương tích ở nhà.
Kỹ năng: Trẻ liệt kê được những việc nên làm và không nên làm khi ở nhà. Trẻ chơi những trò chơi liên quan đến những đồ vật và phân biệt được những đồ vật có thể gây thương tích với trẻ để tránh xa.
Năng lực tự chủ và trách nhệm: Nắm được kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng phán đoán về an toàn và xử lý các tình huống khẩn cấp. Trẻ ý thức hơn về thế giới xung quanh, về cơ thể và cảm xúc của chính trẻ.
Ca học 2: Bí kíp phòng tránh tai thương tích khi ở trường và nơi cộng cộng.
Kiến thức: Giúp trẻ biết cách đến trường an toàn, trên sân trường, ngoài trời, cách xử lý khi bị bắt nạt, biết nói lời xin lỗi, an oàn ở các khu vực dễ đuối nước và nói không với đồ ăn không rõ nguồn gốc.
Kỹ năng: Nắm được cách đến trường an toàn, trên sân trường, ngoài trời, cách xử lý khi bị bắt nạt, biết nói lời xin lỗi, an oàn ở các khu vực dễ đuối nước và nói không với đồ ăn không rõ nguồn gốc. Trẻ chơi trò chơi liên quan đến an toàn giao thông, đuối nước, đồ ăn, kể những câu chuyện ở trường lớp.
Năng lực tự chủ và trách nhệm: Nắm được kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng phán đoán về an toàn và xử lý các tình huống khẩn cấp. Trẻ ý thức hơn về thế giới xung quanh, về cơ thể và cảm xúc của chính trẻ
Ca học 3 Thương tích xảy ra rồi, biết làm thế nào
Kiến thức: Trẻ biết phân biệt thế nào là trường hợp khẩn cấp và có được kiến thức cơ bản cách sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp.
Kỹ năng: Trẻ nắm được thế nào là trường hợp khẩn cấp và nắm được kiến thức cơ bản cách sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp. Cho trẻ chơi những trò chơi về trường hợp khẩn cấp và cách xử lý sơ cứu cho từng tình huống.
Năng lực tự chủ và trách nhệm: Nắm được kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng phán đoán về an toàn và xử lý các tình huống khẩn cấp. Trẻ ý thức hơn về thế giới xung quanh, về cơ thể và cảm xúc của chính trẻ.
TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:
Tiêu chuẩn người thực hiện giảng dạy được thực hiện tuyển trọn và sàng lọc ở mức độ cao nhất theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật hiện hành
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:
Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của mục tiêu khóa học đã được phê duyệt.
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56