CỜ TƯỚNG NHẬP MÔN (MH04-LV3/01-01)

Cờ tướng là một môn thể thao trí tuệ, mang tính đối kháng đã được du nhập vào nước ta từ rất lâu và chở nên rất phổ biến, luôn là bộ môn giải trí được ưa chuộng của các bậc lão niên ở Việt Nam có luật chơi chặt chẽ.

CỜ TƯỚNG NHẬP MÔN 

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:

Cờ tướng là một môn thể thao trí tuệ, mang tính đối kháng đã được du nhập vào nước ta từ rất lâu và chở nên rất phổ biến, luôn là bộ môn giải trí được ưa chuộng của các bậc lão niên ở Việt Nam có luật chơi chặt chẽ.

Chơi cờ tướng giúp mọi người trở nên có một tinh thần vui vẻ, cách giải trí văn minh mà tất cả các lứa tuổi đều nên chơi. Nếu như các em nhỏ chơi game cờ tướng để phát triển tư duy thì những người trung tuổi sẽ có được trí tuệ minh mẫn. Cờ vua có nguồn gốc từ Trung Quốc hay còn được biết đến với tên gọi Chinese Chess, giờ đây bên cạnh cách chơi cờ tướng truyền thống chúng ta còn có thể chơi cờ tướng online, cờ tướng trực tuyến, vv.

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:

Khai cuộc, còn gọi là bố cục, là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thi đấu cờ tướng, thông thường để chỉ khoảng 10 hiệp đầu của cuộc thi đấu. Thông thường sau khi quân của hai bên đều đã di chuyển, hình thành trận thế tấn công, phòng thủ nhất định, thì giai đoạn khai cuộc kết thúc, chuyển sang giai đoạn trung cuộc.

Trung cuộc là giai đoạn đối đầu giao tranh, có vai trò nối tiếp và phát huy. Thực tế đã chứng minh, kết cục thắng bại của ván cờ thường được hình thành ngay từ trung cuộc. Có thể thấy trung cuộc có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ ván cờ.

Phương pháp khai cuộc.

Chiến thuật trung cuộc.

Khai cuộc là cơ sở của toàn cục. Bố cục trận hình có lý tưởng hay không, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển cục thế của giai đoạn trung cuộc, thậm trí liên quan đến sự thắng bại của cả ván cờ. Vì thế, các kỳ thủ đều rất coi trọng nghiên cứu khai cuộc.

Nhưng do ở giai đoạn trung cuộc, quân lực hai bên giao thoa xen kẽ, đối đầu kịch liệt, biến hóa phức tạp, nên cục thế khá khó khống chế. Vì thế, các kỳ thủ luôn coi việc nâng cao lực tác chiến trung cuộc là kỹ thuật bắt buộc phải thành thạo.

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:

Ca học 1: Phương pháp khai cuộc - Thuận pháo và liệt thủ pháo.

Kiến thức: Nhận biết các thế cờ khai cuộc “thuận pháo”, “liệt thủ pháo”.

Kỹ năng: Triển khai các thế cờ khai cuộc “thuận pháo”, “liệt thủ pháo”.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chơi cờ.

Ca học 2: Phương pháp khai cuộc - Trung pháo đối bình phong Mã và Trung pháo đối phản cung mã.

Kiến thức: Nhận biết các thế cờ khai cuộc trong cờ tướng “Trung pháo đối bình phong Mã và Trung pháo đối phản cung mã.”

Kỹ năng: Cách triển khai các thế cờ khai cuộc “Trung pháo đối bình phong Mã và Trung pháo đối phản cung mã.”

Năng lực: Áp dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chơi cờ.

Ca học 3: Phương pháp khai cuộc - Trung pháo đối đơn đề mã – Phi tượng cục

Kiến thức: Nhận biết các thế cờ khai cuộc trong cờ tướng “Trung pháo đối đơn đề mã – Phi tượng cục”

Kỹ năng:  Cách triển khai các thế cờ khai cuộc “Trung pháo đối đơn đề mã – Phi tượng cục” trong cờ tướng

Năng lực: Áp dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chơi cờ

Ca học 4: Phương pháp khai cuộc - Tiến binh cục và các loại bố cục khác

Kiến thức: Nhận biết các thế cờ khai cuộc trong cờ tướng “Tiến binh cục và các loại bố cục khai cuộc chơi cờ tướng khác”

Kỹ năng: Cách triển khai các thế cờ khai cuộc “Tiến binh cục” và các loại bố cục khai cuộc chơi cờ tướng khác.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 5: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật đuổi quân

Kiến thức: Chiến thuật đổi quân tranh tiên, chiến thuật đổi quân đoạt quân, đổi quân thủ thế  và đổi quân giải vây

Kỹ năng:  Cách sử dụng chiến thuật đổi quân trong cờ tướng.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 6: Chiến thuật trung cuộc –Chiến thuật ăn quân

Kiến thức:. Chiến thuật vây khốn ăn quân, chiến thuật bắt đôi, chiến thuật dựa thế ăn quân.

Kỹ năng: Cách sử dụng chiến thuật ăn quân.

Năng lực: Áp dụng được chiến thuật ăn quân trong cờ tướng.

Ca học 7: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật đi quân

Kiến thức: Điều khiển binh lực để chiếm lĩnh các trọng điểm, các trụng đường chiến lực, thay đổi kết cấu, hình trận, để có lợi trong ập kết binh lực tổ chức tân công hoặc tăng cường phòng thủ.

Kỹ năng: Điều khiển binh lực

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 8: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật bỏ quân.

Kiến thức: Từ bỏ sự bảo vệ với quân của mình, để mặc đối phương ăn quân, hoặc dùng những quân cờ có giá trị lớn đổi lấy quân có giá trị thấp của đối phương. Từ đó đạt mục đích thủ hòa, tranh tiên, thủ thế, nhập cục, gọi là chiến thuật bỏ quân.

Kỹ năng: Chiến thuật bỏ quân.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 9: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật bỏ trước lấy sau.

Kiến thức: Trước tiên bỏ một quân cho đối phương ăn, sau đó lại vận dụng chiến thuật ăn quân để ăn lại khiến thế cục chuyển nguy thành an hoặc phá vỡ thế cứng nhắc, tranh giành tiên cơ.

Kỹ năng: Bỏ trước lấy sau.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 10: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật phong tỏa.

Kiến thức: Tất cả những nước cờ chặn lắp quân đối phương, nhằm hạn chế phạm vi hoạt động, không cho phát huy tác dụng đầy đủ.

Kỹ năng:  Cách sử dụng chiến thuật phong tỏa.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 11: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật kiềm chế.

Kiến thức: Thông qua kỹ xảo kiềm chế để hạn chế sự hoạt động tự do của quân đối phương, khiến chúng không thể phát huy tác dụng.

Kỹ năng:  Kiềm chế hoạt động quân cờ của đối phương.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 12: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật chặn nước.

Kiến thức: Một bên ấp dụng thủ pháp bỏ quân, khiến quân đối phương tự bịt lấp đường đi của tướng, hoặc đi quân bịt mắt tượng đối phương. Khiến cho hai Tượng của đối phương mất liên lạc.

Kỹ năng: Chiến thuật chặn nước trong cờ Tướng.

 Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 13: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật dẫn ly.

Kiến thức: Sử dụng kỹ xảo mang tính cưỡng chế như bỏ quân hay đổi quân, khiến một quân cờ nào đó của đối phương buộc phải rời khỏi phòng tuyến quan trọng hoặc tấn công tuyến đường quan trọng.

Kỹ năng: Sử dụng chiến thuật dẫn ly.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 14: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật đánh chớp nhoáng.

Kiến thức: Một bên sau khi đi quân, sẽ để lộ ra quân cờ khác, khiến hai quân cờ đồng thời tung ra đòn tấn công vào những hướng hoặc vị trí khác nhau của đối phương.

Kỹ năng: Sử dụng chiến thuật chớp nhoáng.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 15: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật ngừng ngắt.

Kiến thức: Áp dụng nước đi mang tính cưỡng chế như: Chiếu tướng, đánh sát cục, bắt ăn, ép đối phương bắt buộc phải theo, thừa thế giao hoán vị trí quân cờ khiến thế cờ trở nên có lợi cho mình.

Kỹ năng: Sử dụng chiến thuật ngừng ngắt.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 16: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật giải sát hoàn sát.

Kiến thức: Khi đối phương dọa sát, bất ngờ phát động phản kích, tức đồng thời với việc giải sát, tiến hành dọa sát lại.

Kỹ năng: Sử dụng chiến thuật giải sát hoàn sát.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 17: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật phá phòng tuyến.

Kiến thức: Một bên hy sinh quân lực của mình để đổi lấy Sĩ, Tượng của đối phương, khiến trận hình phòng ngự của đối phương trở nên rối loạn, nhằm mục đích tấn công, bắt tướng thuận lợi.

Kỹ năng: Sử dụng chiến thuật phá phòng tuyến.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 18: Chiến thuật trung cuộc – Chiến thuật vây khốn.

 Kiến thức: Vây chặt quân của đối phướng, khiến chúng rơi vào cảnh khốn quẫn, từ đó đạt được mục đích vây để triệt tiêu.

Kỹ năng: Sử dụng chiến thuậ vây khốn.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 19: Bình giải 12 ví dụ toàn cục.

Kiến thức: Học tập cách đấu cờ của các danh thủ cũng là một phương pháp rèn luyện quan trọng, người mới học có thể rút ra rất nhiều kinh nghiệm, bổ sung cho vốn liếng kỹ thuạt của mình, để nâng cao trình độ đánh cờ của bản thân.

Kỹ năng: Thực hành chơi cờ Tướng.

Năng lực: Áp dụng được kiến thức kỹ năng đã học vào chơi cờ tướng.

Ca học 20: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

Kiểm tra thực hành, áp dụng đúng quy chế hiện hành.

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:

Xây dựng theo tiết chế, mỗi ca 02h đồng hồ. Chương trình khung thiết kế 20 ca

TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:

Thực hiện theo tiêu chuẩn giáo viên, người hướng dẫn cho chương trình giáo dục môn cờ tướng theo quy định hiện hành.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:

Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của khóa học đã được phê duyệt, cấp chứng nhận theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của học viên.

banner-cuoi (1)