MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS

            MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS

  • Khái niệm logistics

Với sự phát triển của kinh tế-xã hội thuật ngữ logistics đã dần phổ biến tại Việt Nam. Thuật ngữ “logistics” có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ“logistikos”, nghĩa là “kĩ năng tính toán”[1]. Thuật ngữ này tiếp tục được nghiên cứu và hiểu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau với các quan điểm:

Theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân: Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của  chuỗi cung ứng qua các khâu của sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hợp đồng kinh tế.[2]

Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ (CLM)[3]: Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu quả hợp đồng vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Khái quát lại có thể hiểu Logistics là quá trình tối ưu hóa các hợp đồng của chuỗi cung ứng để cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để hưởng thù lao.

  • Đặc điểm

Thứ nhất, logistics là tổng hợp các hợp đồng của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, gồm logistics sinh tồn, logistics hợp đồng và logistics hệ thống. Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Logistics hợp đồng là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hợp đồng. Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng,…[4]

Thứ hai, Logistics có chức năng hỗ trợ các hợp đồng của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ cho các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp.[5] Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hợp đồng của doanh nghiệp. Hỗ trợ quá trình sản xuất, hỗ trợ hợp đồng của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.

Thứ ba, logistics sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận. Cùng với quá trình phát triển của mình logistics đã làm đa dạng hóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thực hiện thay mặt khách hàng thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, làm thủ tục thông quan….cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho. Từ chỗ đóng vai trò là người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hợp đồng vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Dịch vụ vận tải không còn đơn thuần như trước, nó làm đa dạng hóa các nguyên tắc truyền thống, phát triển ở mức độ cao hơn với nhiều dạng phức tạp. Lúc này người vận tải giao nhận trở thành người cung cấp dịch vụ logistics.

Thứ tư, logistics là một dịch vụ đa dạng. Logistics thể hiện tư cách dịch vụ của mình thông qua các hợp đồng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Với mỗi loại yêu cầu cụ thể hợp đồng của logistics sẽ khác nhau, không theo một khuôn nhất định.

Thứ năm, logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức. Trước đây hàng hóa được vận chuyển rời rời, đơn lẻ và sẽ phải trải qua nhiều khâu vận tải, nhiều phương tiện vận tải khác nhau do đó nó mang tính rủi ro cao. Đến những năm 60-70 của thế kỷ XX sự bùng nổ của cách mạng container đã đảm bảo được sự an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển, làm tiền đề cho sự phát triển vận tải đa phương thức[6]. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế.

  • Pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics

Ở Việt Nam, dịch vụ logistics được điều chỉnh bằng văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực và trong Luật Thương mại của nước ta định nghĩa rõ về dịch vụ logistics. ”Dịch vụ logistics là hợp đồng thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Bên cạnh đó luật Thương mại còn quy định khái quát về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics (Điều 234); quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng (Điều 235,236); các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (Điều 237)….

  • Điều kiện chung của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Theo quy định của pháp luật Thương mại khi kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản: điều kiện về chủ thể, tiêu chuẩn kĩ thuật và trình độ chuyên môn. Những điều kiện trên được quy định Nghị định 163/2017/NĐ-CP. Trong Nghị định không quy định chi tiết điều kiện về chủ thể, phương tiện, thiết bị, kỹ thuật….mà để các văn bản pháp luật chuyên ngành của từng loại dịch vụ quy định chi tiết. Có thể thấy việc quy định như vậy sẽ đảm bảo về mặt chuyên môn hơn so với việc pháp luật thương mại sẽ quy định cụ thể điều kiện kinh doanh của từng loại dịch vụ

  • Điều kiện về tư cách chủ thể

Muốn kinh doanh dịch vụ logistics đầu tiên cần đảm bảo được yếu tố về chủ thể. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Theo Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định kinh doanh dịch vụ logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải hợp đồng theo mô hình doanh nghiệp mà pháp luật quy định như: mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý trong doanh nghiệp theo quy định về pháp luật doanh nghiệp.

  • Điều kiện về tiêu chuẩn kĩ thuật

Logistics là ngành đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật cao. Vì là ngành có hàm lượng kĩ thuật nên yêu cầu về máy móc, tiêu chuẩn an toàn, dây chuyền, cơ sở hạ tầng được quy định một cách cụ thể. Tùy vào mỗi loại hình dịch vụ mà thương nhân cung ứng sẽ có một quy chuẩn khác nhau về điều kiện kĩ thuật này được quy định ở pháp luật chuyên ngành. Khi tiến hành hợp đồng kinh doanh trên thương nhân sẽ phải tiến hành các thủ tục để chứng minh đã đáp ứng các tiêu chuẩn do luật định.

  • Điều kiện về trình độ chuyên môn

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, đúng lĩnh vực, có khả năng thực hiện các công việc trong chuỗi dịch vụ logistics theo phân công[7]. Bên cạnh đó với một số ngành đặc thù đòi hỏi nhân viên phải có một số chứng chỉ hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ngoài ra cần đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn như  luật định.

[1] TS.Bùi Ngọc Cường, Pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 5/2008, tr.16.

[2] GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Logistics- Những vấn đề cơ bản, NXB. Lao động- Xã hội, Hà Nội, 2010.

[3] Douglas M.Lambert, Jame R.Stock, Lisa M. Ellram (1998). Fundamentals of Logistics management. McGrawHill,tr

[4] Bùi Duy Linh, Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ Logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Ngoại thương, 2018.

[5] Phạm Hồng Hạnh, Pháp luật về logistics- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học luật Hà Nội, 2019.

[6] Vũ Thị Thanh Nhàn, Phát triển HĐ KD dịch vụ logistics cho các DN giao nhận vận tải Việt Nam trên thị trường miền Nam Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, 2011.

[7] Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại II, NXB. Tư pháp, 2019.

"Sản phẩm trên thuộc FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ"