MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG
1. Nội dung công tác dân vận của Đảng
Công tác dân vận là một hệ thống hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận là vận động, thuyết phục, tập hợp, hướng dẫn mọi tầng lóp nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Từ thực tiễn công tác dân vận và quan điểm, chủ trương của Đảng có thể xác định những nội dung chủ yếu của công tác dân vận:
Một là, đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác dân vận
Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải đề ra quyết định đúng đắn về công tác dân vận nói chung hoặc các quyết định vận động từng đối tượng: công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, dân tộc, tôn giáo,...
Hai là, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân
Trong điều kiện đảng cầm quyền, việc hàng đầu của công tác dân vận là phải tuyên truyền, giảng giải cho nhân dân đường lồi, chủ trương cùa Đảng, chỉnh sách, pháp luật của Nhà nước để dân biết, dân hiểu, dân đồng tinh, dân hăng hái tham gia thực hiện. Đồng thời, phải giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân như giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống; nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, V.V.. của nhân dân.
Ba là, tập hợp nhân dân vào các loại hình tổ chức phù họp
Hiện nay, các loại hình tập hợp, tổ chức nhân dân rất đa dạng, như: các đoàn thể chính trị-xã hội; các tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhu cầu, sở thích, nhân đạo từ thiện, hữu nghị do đó cần có các hình thức tổ chức và hoạt động đa dạng khác như câu lạc bộ, các loại hình tự quản ở cơ sở để tập hợp nhân dân vào các loại hình tổ chức phù hợp.
Tạo tiền đề vật chất và pháp lý để động viên, vận động nhân dân tổ chức thành phong trào thi đua yêu nước nhàm thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tể “ xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong tinh hình mới, công tác dân vận phải tập hợp được quần chúng nhân dân thành lực lượng xã hội rộng rãi tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân để xác định nội dung và hình thức các phong trào phù hợp với thực tế của địa phương, ngành, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua khác do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội phát động.
Bổn ỉà, tổ chức phối kết hợp và phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng làm công tác dân vận
Từ Trung ương đển cơ sở, các cấp ủy, tổ chức đảng phải làm tốt xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; tập trung lãnh đạo giải quyết kịp thời, cỏ hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân; làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đỏ là cách dân vận hiệu quả nhất của Đảng. Kiên quyết, kiên trì ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Thực hiện việc nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng. Không ngừng nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng. Cán bộ, đảng viên phải hiểu dân, gương mẫu, tận tuỵ với công việc, nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng, noi theo.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức trong hệ thống chỉnh trị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp làm công tác dân vận theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đặc biệt, các ca quan Nhà nước có quan hệ trực tiếp với nhân dân cần thực hiện đúng các nhiệm vụ công tác dân vận của chính quyền, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mói lề lối làm việc, chân chỉnh thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và giải quyết kịp thời đơn, thư tố cáo của nhân dần. Làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải ở cơ sở; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giải quyết những công việc liên quan đến đời sống của nhân dân.
Nâm là, kiện toàn các tổ chức, lực lượng nòng cốt làm công tác dân vận; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận
Bố trí cán bộ chủ chốt của Mặt trận và các đoàn thể ở các cấp là cấp ủy viên hoặc đảng viên có phẩm chất tốt, có năng lực, có uy tín và trưởng thành từ phong trào quần chúng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức, lực lượng nòng cốt làm công tác dân vận cần có kế hoạch tổng thể về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân vận; có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ làm công tác dân vận. cần có chính sách chăm lo để có đông đảo cán bộ vận động quần chúng gần dân, sát cơ sở, phát huy người có uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng bản, trưởng tộc...) làm công tác dân vận.
Chăm lo kiện toàn, đổi mới các tổ chức, lực lượng nòng cốt làm công tác dân vận.
Sáu là, chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân
Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tập trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đén đời sống, việc làm, quyền lợi của nhân dân. Trong xây dựng thể chế, chính sách, cần quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện
vọng chính đáng của nhân dân. Chú trọng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là điều kiện sống, lao động, học tập, sáng tạo, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe.
Quan tâm điều chỉnh hài hòa lợi ích giữa các giai tàng xã hội, các vùng miền, các lĩnh vực; gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng, xã hội. Xử lý nghiêm minh nhũng vụ việc tiêu cực, tham nhũng; giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp, kéo dài.
Việc chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân phải hướng đến mục tiêu thiết thực là cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ.
Cải thiện dân sinh, tức là chăm lo nâng cao đời sống vật chất của mọi người dân và cả cộng đồng dân cư, bao gồm ăn, ở, mặc, điều kiện học hành, đi lại, bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, môi trường sống...
Nâng cao dân trí: làm sao cho nhân dân ai cũng được học hành, được nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, được hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, thông tin, được chăm lo lợi ích xã hội; y tế, thể thao, du lịch; chăm lo lợi ích tâm linh: thực hiện tự do tín ngưỡng; giữ gìn bản sắc vãn hỏa dân tộc.
Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân thông qua Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và làm chủ trực tiếp.
Bảy là, sơ kết, tổng kết và nghiên cứu lý luận công tác dân vận
Đây cũng là một việc quan trọng của công tác dân vận để kịp thỏi phát hiện ưu điểm, cách làm hay để phát huy; phát hiện khó khăn, vướng mắc, khuyết điểm để tháo gỡ, xử lý kịp thời; tổng kết kinh nghiệm và phát triển lý luận, đường lối công tác dân vận của Đảng. Các tổ chức làm công tác dân vận đều có nhiệm vụ sơ kết, tổng kết và góp phần nghiên cứu, phát triển lý luận công tác dân vận.
càn lưu ý là trên cơ sở nội dung chủ yếu của công tác dân vận, mỗi tổ chức, lực lượng làm công tác dân vận phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của mình để xác định nội dung, nhiệm vụ công tác dân vận cho phù hợp, do đó nội dung công tác dân vận của các tổ chức ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương sẽ không giống như nhau được.
2. Phương thức tiến hành công tác dân vận của Đảng
Mỗi thời kỳ, mỗi nội dung công tác dân vận, Đảng có phương thức tiến hành công tác thích hợp, đồng thời, khi thực hiện sự lãnh đạo công tác dân vận đối với từng loại tổ chức, Đảng có hình thức, phương pháp lãnh đạo đặc thù. Hiện nay, phương thức tiến hành công tác của Đảng chủ yếu gồm:
Một là, Đảng tiến hành công tác dân vận bằng đường lối, chủ trương, chính sách
Với tư cách là chủ thể làm công tác dân vận, trước hết Đảng phải đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân. Thực tiễn cho thấy, Đảng muốn thu hút, tập hợp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng đạt kết quả, đường lối, chủ trương đó phải phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Thông qua đường lối, chủ trương để thu hút, tập hợp nhân dân, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân là phương thức cơ bản nhất trong công tác dân vận của Đảng. Nhân dân chỉ đi theo Đảng, tin vào Đảng, gắn bó với Đảng khi Đảng có đường lôi, chủ trương đúng đắn, phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.
Haỉ là, Đảng làm công tác dân vận thông qua phát huy vai trò quản lý của Nhà nước
Trong điều kiện đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước làm công tác dân vận là một nội dung Đảng lãnh đạo công tác dân vận, nhưng mặt khác, để lãnh đạo toàn xã hội thực hiện đường loi công tác dân vận của Đảng thì Đảng phải dùng phương thức lãnh đạo bằng Nhà nước, thông qua phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. Đây là phương thức lãnh đạo đặc trưng, phổ biến, mạnh mẽ và có độ “phủ” rộng nhất của Đảng khi Đảng cầm quyền. Với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương về công tác dân vận của Đảng thành pháp luật, thành chiến lược, chương trình, kể hoạch của Nhà nước và triển khai thực hiện tới toàn xã hội bằng những nguồn lực tổ chức, nhân lực, vật lực và kinh tế mạnh mẽ của Nhà nước. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xấ, phường, thị trấn; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường đổi mới công tác dân vận trong các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Chương trình 135 phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vừng dân tộc thiểu số và miền núi... chính là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới và do đó, Đảng đã thực hiện sự lãnh đạo đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện công tác dân vận.
Ba là, Đảng tiến hành công tác dân vận bằng công tác tuyến truyền, thuyết phục nhân dân
Không chỉ đóng vai trò lãnh đạo hệ thống chính tậ làm công tác dân vận mà Đảng còn trực tiếp tiến hành công tác dân vận bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động một cách hệ thống, thường xuyên, làm cho toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn dân biết, hiểu, thấm nhuần đường lối, chủ trương của Đảng. Việc tổ chức quán triệt các nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước giảng dạy về công tác dân vận; việc hệ thống làm công tác tuyên giáo và hệ thống truyền thông của Đảng, do Đảng lãnh đạo tuyên truyền đường lối, chủ trương về công tác dân vận của Đảng, Nhà nước... tạo nên hệ thống công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động của Đảng về công tác dân vận, và đó chính là phương thức lãnh đạo phổ biến, thường xuyên, quan trọng của Đảng đối với công tác dân vận.
Ngoài ra, Đảng còn thông qua các kênh thông tin, các lực lượng, các phương tiện truyền thông, vãn hỏa, văn nghệ để tuyên truyền
thuyết phục, tập hợp nhân dân chấp hành, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền được coi là công cụ hữu hiệu, phổ biến để Đảng tiến hành công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.
Bổn là, Đảng tiến hành công tác dân vận thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là người đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng và lợi ích của hội viên, có chức năng bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của nhân dân, đồng thời là tổ chức nòng cốt vân động nhân dân. Nghị quyết số 25-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI xác định: Trong công tác dân vân, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân làm tham mưu, nòng cốt. Để Mặt ứận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, Đảng định hướng chính trị, giúp các tổ chức này xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, xây dựng các nguyên tắc tổ chức, chương trình hành động. Thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để truyền tải đường lối, chủ trương của Đảng đến với nhân dân, để nắm chắc tình hình nhân dân, nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, để tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân. Đây là một kênh rất quan trọng để Đảng gắn bó chặt chẽ với nhân dân và để nhân dân hiểu rõ hơn về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Năm là, Đảng tiến hành công tác dân vận thông qua tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên
Đây chính là phương thức tiến hành công tác dân vận trực tiếp của Đảng. Toàn Đảng, từ Trung ương đến cơ sở, toàn bộ đội ngũ đảng viên phải tiến hành công tác dân vận bằng tất cả các hình thức phù hợp với vị trí công tác của mình, cấp ủy các cấp phải cỏ phân công cấp ủy viên phụ trách địa bàn và trực tiếp tiếp xúc với dân.
Thông qua đội ngũ đảng viên, Đảng hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Thông qua sự gương mẫu, tính trách nhiệm, sự hy sinh, thái độ tận tụy phục vụ nhân dân của các đảng viên để lôi kéo, tập hựp nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và che độ. Chính vì vậy, các tổ chức đảng phải giáo dục, rèn luyện đảng viên, nâng cao năng lực, đạo đức và tính tiên phong gương mẫu, tác phong gần gũi quàn chúng cho cán bộ, đảng viên. Mỗi đảng viên phải thực sự là “công bộc”, là “đầy tớ” thật trung thành, tận tụy phục vụ nhân dân. Chi bộ đảng có trách nhiệm phân công, đôn đốc và kiểm tra đảng viên làm công tác dân vận.
Trên đây là những phương thức công tác dân vận chủ yếu của Đảng. Trong thực tể, tùy từng chủ thể, đối tượng, nội dung công tác dân vận, điều kiện, bối cảnh cụ thể mà có cách thức, phương pháp cụ thể phù hợp, không áp dụng máy móc cho mọi trường hợp.
“Sản phẩm trên thuộc FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ”
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56