LÝ DO BẠN CHƯA ĐƯỢC THĂNG CHỨC
Một nhân viên chăm chỉ làm việc, luôn hoàn thành những công việc được giao theo đúng chỉ thị. Nhưng sau một thời gian, tất cả những người bắt đầu cùng thời điểm và những người vào sau đều có thăng tiến và mức thu nhập cao hơn
LÝ DO BẠN CHƯA ĐƯỢC THĂNG CHỨC
Một nhân viên chăm chỉ làm việc, luôn hoàn thành những công việc được giao theo đúng chỉ thị. Nhưng sau một thời gian, tất cả những người bắt đầu cùng thời điểm và những người vào sau đều có thăng tiến và mức thu nhập cao hơn. Tại sao lại như vậy, câu trả lời không ở đâu khác mà chính ở con người nhân viên đó. Giá trị của bạn không phải do bạn tự đánh giá mà nó được nhận xét và trả giá bởi người khác. Ông chủ trả lương cho bạn hàng tháng hoặc khách hàng trả tiền cho bạn để hoàn thành hợp ,đơn hàng nào đó. Đó cũng đều là giá trị được hai bên thỏa thuận và chấp nhận với nhau. Dù giá trị có là bao nhiêu đi chăng nữa.
Mỗi một hoạt động sự việc đều là một quá trình có tính chất, hình thức khác nhau. Mỗi nhiệm vụ được giao không chỉ đơn thuần là ở một thao tác đơn giản. Lấy một ví dụ nhỏ, một nhân viên tên Nguyễn Văn A được giao nhiệm vụ liên hệ với khách hàng để hỏi xem bao giờ khách hàng sẽ tới công ty để khảo sát sản phẩm mới. Người biết việc sẽ hiểu rằng, khách hàng sẽ đi vào ngày nào, sáng hay chiều, bao nhiêu người và đi bằng phương tiện gì, thời gian làm việc bao lâu, có thể lên các phương án để đón tiếp, …. Một cỗ máy sẽ chỉ biết thời gian mà cũng có thể chỉ là một câu trả lời vu vơ.
Bạn là một người biết lo việc hay chỉ là một cỗ máy làm việc theo sự điều khiển của người khác. Mọi thứ đều có thể học hỏi, sống trong môi trường đó đủ lâu mà bạn vẫn chỉ là người làm việc, ko biết lo việc, vẫn hoạt động như một cái máy, thì điều đó thể hiện bạn lười tiếp thu, chậm học hỏi. Không học để phát triển, không học để nâng cao năng lực bản thân bạn sẽ tụt lại phía sau. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó rằng “ Hãy theo đuổi sự ưu tú rồi thành công sẽ theo đuổi bạn”. Một cây nến thì luôn cháy tới tận cùng, thể hiện sự khao khát học hỏi, khao khát được nâng cao trình độ đạt tới mức chuyên gia, tới tận cùng của tri thức, thật vĩ đại thay.
Mơ ước không đòi hỏi người ta cần có năng lực gì đặc biệt, nhưng tiền lương và chức vụ thì cần quá nhiều thứ để đạt được nó. Bạn cần phải có nhìn nhận đúng đắn về trình độ năng lực của bản thân trước khi đưa ra những yêu sách về tiền lương và chức vụ. Khi bạn đủ bản lĩnh tự quyết định mức lương, mức thu nhập của mình thì khi đó bạn không cần phải đi tìm quyền lợi nữa.
Sự khéo léo của người lãnh đạo trong câu truyện. Ông ấy có thể trực tiếp trả lời nhân viên nọ, nhưng không ông ấy đã không làm như vậy. Chỉ bằng một nhiệm vụ nghe có vẻ đơn giản, ông ta đã giúp người nhân viên kia nhận ra năng lực bản thân một cách tâm phục, khẩu phục. Nếu người lãnh đạo trỉ chích và giải thích thì chắc rằng cô nhân viên sẽ tìm muôn vàn lý do để biện hộ cho lý lẽ của mình, có thể dẫn tới một vụ cãi vã và để lại dư âm không tốt đẹp gì cho cả hai người. Tại sao ông ấy không nghĩ rằng mình có thể ra lệnh vì tất cả nhân viên dưới quyền ông ta đều thấp kém hơn ông ta, có năng lực kém cỏi và không đáng để ông ấy phải hao tâm tổn trí, là sao vậy? Đó có lẽ chưa đủ để nhận sét người lãnh đạo tài hoa, nhưng khéo léo trong giao tiếp, xử lý công việc ai cũng cần phải có.
Đạo lý của một nhân viên, tại sao lại nói như vậy. “Đạo” là cái đạo đức lối sống hay “Đạo” là đức tin với công việc, với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Mỗi một nghề nghiệp đều mang lại một giá trị nào đó cho xã hội. “Lý” là lý lẽ là tư duy của mỗi người về công việc hay vị trí làm việc của họ. Có phải “Đạo lý làm một nhân viên” là phải cống hiến, được cống hiến hay bị bóc lột sức lao động. Hay “Đạo lý làm một nhân viên” là luôn luôn vận dụng trái tim và khối óc làm việc bằng cả tâm huyết của mình vì mục tiêu phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân thông sản phẩm dịch vụ của công ty, rồi cũng qua công ty nhận lại phần thù lao xứng đáng cho mình? thật rắc rối.
Trong câu chuyện “Đạo lý làm một nhân viên” có trình bày các nguyên tắc được cho là các “nguyên tắc vàng cho hệ thống”. Đây là những nghiên cứu đúc kết các các tri thức gia, những nhà nghiên cứu lỗi lạc mà hàng ngàn hàng vạn người cần học hỏi.
Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.
Nguyên tắc 2: Vào một đơn vị làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.
Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.
Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.
Nguyên tắc 5:
- Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
- Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
- Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.
- Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.
Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít!
Tin liên quan
- 10 LOẠI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC TRỌNG DỤNG TRONG CÔNG TY 2021-11-18 15:25:36
- 10 điều có thể bạn chưa biết về lợi ích của lá tía tô. 2023-02-13 22:42:26
- ĂN TRÁI MĂNG CỤT MỖI NGÀY, 100 ĐIỀU KỲ DIỆU ĐẾN VỚI SỨC KHỎE 2023-02-08 07:46:19
- Các khoản thu và chi của ngân sách địa phương 2023-02-10 11:24:10
- CÁC NGUYÊN TẮC VÀNG CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG 2021-11-18 16:07:44