KỸ NĂNG AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN

Cung cấp thông tin, kiến thức, học hỏi để có những kỹ năng sống cần thiết. Đó là biết cách giao tiếp, ứng xử, phải biết đáng giá bản thân, biết xác định giá trị để đạt mục tiêu cho từng giai đoạn của cuộc sống

KỸ NĂNG AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA:

Cung cấp thông tin, kiến thức, học hỏi để có những kỹ năng sống cần thiết. Đó là biết cách giao tiếp, ứng xử, phải biết đánh giá bản thân, biết xác định giá trị để đạt mục tiêu cho từng giai đoạn của cuộc sống. Có chính kiến để đưa ra những quyết định phù hợp và kiên định mục tiêu đã đặt ra. Do vậy những nhóm kỹ năng sau đây sẽ giúp thanh, thiếu nhi ứng phó với những thách thức của cuộc sống

Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho thanh thiếu niên. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em, thanh niên.

Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO 2003), đó là kỹ năng mang tính tâm lí xã hội, là các khả năng thích ứng và là hành vi tích cực cho phép các cá nhân giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ vị thành niên và thanh niên, nó giúp cho những người trẻ tuổi thể hiện kiến thức, thái độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức khỏe và cải thiện cuộc sống của mình, chẳng hạn, biết đặt mục tiêu cho cuộc sống, thể hiện sự kiên định trước những cám dỗ không có lợi cho sức khỏe như sử dụng ma túy.

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:

Các bậc cha mẹ, ai cũng mông muốn con mình được học tập và sinh sống trong một môi trường an toàn. Nhưng thế giới mà chúng ta đang sinh sống luôn ẩn chứa những điều khó đoán định trước, lúc nào cũng tiềm ẩn những nguy hiểm khác nhau. Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với biết bao tai họa khác nhau như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Có thể nói, trong quá trình trưởng thành của thanh thiếu niên, hiểm nguy không lúc nào là không có, những sự cố nằm ngoài ý muốn không đâu là không tồn tại.

1. An toàn khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

2. An toàn trong phòng chống thiên tai.

Kỹ năng sống an toàn không phải khi sinh ra đã có. Các bậc cha mẹ cũng không thể đảm bảo được sự an toàn cho con cái mình, trừ khi họ phải từng giờ, từng phút ở cạnh chúng. Nhưng điều này thì không thực tế chút nào. Để đảm bảo an toàn cho thanh thiếu niên, chúng ta phải trang bị cho họ những kỹ năng thiết thực, để khi đối mặt với những hiểm nguy, họ có thể tự ứng phó. Sự lựa chọn tốt nhất là để cho thanh thiếu niên học và nắm vững những kiến thức nhất định để tự bảo vệ bản thân.

QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:

Ca học 1: Lưu ý khi đi thả diều – Làm thế nào để phòng tránh bị thương do vật thể rơi từ nhà cao tầng xuống và các lưu ý khi đi bơi.

- Kiến thức: Có thêm các kiến thức cần thiết khi đi thả diều, biết cách phòng tránh bị thương do vật thể rơi từ nhà cao tầng xuống và các lưu ý khi đi bơi.

- Kỹ năng: Không thả diều ở gần những nơi nguy hiểm như: Trên đường bộ, đường sắt, đường có nhiều xe cộ qua lại, gần đường dây điện, … Phán đoán được nguy hiểm, thường xuyên kiểm tra các đồ ngoài ban công. Thực hành được một số bài bơi cơ bản.

- Năng lực: Chú ý quan sát trước khi thả diều, thường xuyên kiểm tra, tu sửa lại ban công để đảm bảo không gây tai nạn cho ai và nên tập bơi để cứu mình.

Ca học 2: Làm thế nào để thoát hiểm nếu bị rong quấn vào chân – cần phải làm gì khi bị rơi xuống hố băng – sử lý với những tình huống ngoài ý muốn ở khu vui chơi và những điều cần lưu ý khi thăm quan vườn bách

- Kiến thức: Biết được cách sử lý khi bị rong quấn vào chân, khi bị rơi xuống hố băng, sử lý với những tình huống ngoài ý muốn ở khu vui chơi và những điều cần lưu ý khi thăm quan vườn bách thú.

- Kỹ năng: Thực hành sử lý khi bị rong quấn vào chân, khi bị rơi xuống hố băng, sử lý với những tình huống ngoài ý muốn ở khu vui chơi và những điều cần lưu ý khi thăm quan vườn bách thú.

- Năng lực: Bình tĩnh, tự tin để giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Ca học 3: Làm như thế nào lên kế hoạch đi dã ngoại – để phòng tránh những nguy hiểm khi leo núi – làm sao để lội qua sông an toàn và đi dã ngoại mà lạc đường thì phải làm gì?

- Kiến thức: Biết được cách lên kế hoạch để đi dã ngoại, cách để phòng tránh những nguy hiểm khi leo núi, cách lội qua sông an toàn và những cách thoát hiểm khi đi dã ngoại mà lạc đường.

- Kỹ năng: Lập được kế hoạch đi dã ngoại phù hợp và an toàn, thực hiện leo núi, qua sông theo phương châm an toàn lên hàng đầu.

- Năng lực: Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết và luôn chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ khi đi leo núi hay qua sông, … Để đảm bảo an toàn.

Ca học 4: Luyện tập kiến thức từ ca 1 – 3.

- Kiến thức: Có được các kiến thức cơ bản để đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

- Kỹ năng: Áp dụng được các kiến thức đã học được vào khi gặp các vấn đề liên quan.

- Năng lực: Bình tĩnh, tự tin để giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Ca học 5: Làm thế nào để phòng tránh sét đánh – làm sao để ứng phó với mưa giông, lũ lụt và lũ quyét.

- Kiến thức: Có thêm các kiến thức cơ bản để có thể phòng tránh sét đánh, ứng phó với mưa giông, lũ lụt và lũ quyét.

- Kỹ năng: Thực hành đúng với các kiến thức đã học khi gặp phải các thảm họa thiên nhiên đó để giảm thiệt hại về người và của.

- Năng lực: Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết và luôn chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết để phục vụ chẳng may có sảy ra thiên tai.

Ca học 6: Làm thế nào khi gặp động đất – làm sao để tự cứu bản thân khi bị vùi lấp trong đống đổ nát và các hành động sai, nguy hiểm cần tránh khi có động đất.

- Kiến thức: Biết được các cách sử lý khi gặp động đất, khi bị vùi lấp trong đống đổ nát và các hành động sai, nguy hiểm cần tránh khi có động đất.

- Kỹ năng: Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế khi gặp phải các thiên tai sảy ra.

- Năng lực: Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết và luôn chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết để phục vụ chẳng may có sảy ra thiên tai.

Ca học 7: Cách thoát hiểm khi có sóng thần – cách đối phó khi có sạt lở đất, bão và lốc xoáy sảy ra.

- Kiến thức: Có các kiến thức cơ bản để thoát hiểm khi có sóng thần, cách đối phó khi có sạt lở đất, bão và lốc xoáy sảy ra.

- Kỹ năng: Thực hành đúng với các kiến thức đã học khi gặp phải các thảm họa thiên nhiên đó để giảm thiệt hại về người và của.

- Năng lực: Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết và luôn chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết để phục vụ chẳng may có sảy ra thiên tai.

Ca học 8: Làm thế nào để đối phó với bão cát – tuyết rơi nặng hạt và mưa đá.

- Kiến thức: Biết được các cách sử lý khi gặp bão cát, tuyết rơi nặng hạt và mưa đá.

- Kỹ năng: Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế khi gặp phải các thiên tai sảy ra.

 - Năng lực: Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết và luôn chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết để phục vụ chẳng may có sảy ra thiên tai.

Ca học 9: Luyện tập kiến thức từ ca 5 – 8.

- Kiến thức: Có kiến thức cơ bản về an toàn trong phòng chống thiên tai.

- Kỹ năng: Áp dụng được các kiến thức đã học được vào khi gặp các vấn đề liên quan.

- Năng lực: Bình tĩnh, tự tin để giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Ca học 10: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:

Xây dựng theo tiết chế, mỗi ca 03h đồng hồ. Chương trình khung thiết kế 10 ca.

TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:

Thực hiện theo tiêu chuẩn giáo viên, người hướng dẫn cho chương trình theo quy định hiện hành.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:

Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của khóa học đã được phê duyệt, cấp chứng nhận theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của học viên.