KỶ LUẬT MỀM TRONG GIA ĐÌNH (MH03-LV1/08-03)
Đồng hành cùng các con để bồi đắp năng lực và phẩm chất cần thiết cho con ở giai đoạn mầm non và tiểu học. Kỷ luật mềm trong gia đình nhằm giúp các bậc phụ huynh biết những cách đê giúp con nuôi dưỡng năng lực tự chủ, tự lập, biết tuân theo những quy tắc và kiểm soát bản thân thông qua việc xây dựng những quy tắc trong gia đình, quy tắc ứng xử giữa bố mẹ và con.
KỶ LUẬT MỀM TRONG GIA ĐÌNH
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KHUNG:
- Bất kì em bé nào cũng cần lớn lên trong môi trường giáo dục có tính nhất quán và có những quy định, quy tắc, đặc biệt là khi trẻ bước vào 3 tuổi trở đi. Bởi vì đây là lứa tuổi trẻ phát triển mạnh mẽ về tư duy và nhận thức, đặc biệt là nhu cầu thể hiện cái tôi và chính kiến của bản thân. Từ giai đoạn này trẻ sẽ cần người lớn hướng dẫn bằng những chỉ dẫn rõ rang và đưa ra quy định trong gia đình để dạy trẻ biết đâu là giới hạn được phép làm. Quy trình lớn lên ttrong “khung quy tắc ứng xử” cùng với những cách ứng xử tôn trọng, khích lệ, biết đặt câu hỏi để trẻ tự nhận thức sẽ dần giúp trẻ điều chỉnh được hành vi của bản thân, tự phán đoán và chủ động hơn trong mọi việc.
1. Thay đổi tư duy làm bố mẹ.
1. Xây dựng quy tắc trong gia đình.
- Kỷ luật mềm trong gia đình sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh những cách để giúp con giúp con nuôi dưỡng năng lực tự chủ, tự lập, biết tuân theo những quy tắc và kiểm soát bản thân thông qua việc xây dựng những quy tắc trong gia đình, quy tắc ứng xử giữa bố mẹ và con. Nuôi dưỡng sự tò mò và trí tưởng tượng, năng lực tự học bằng những trải nghiệm thực tế, nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức và nhân cách bằng tình yêu thương vừa kiên định vừa bao dung, để xây dựng những nỗ lực cố gắng từ nội tâm cho trẻ.
QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG CHI TIẾT:
Ca học 1: Bố mẹ bình an là món quà vô giá. Chậm lại khi nuôi dạy con và buông bỏ sự kỳ vọng bằng việc bố mẹ hãy sống cuộc đời của chính mình.
- Kiến thức: Biết được như thế nào là bình an?, bình an có những tác dụng gì ?, sự bất an của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến con ra sao? và bố mẹ có nên kỳ vọng vào con cái hay không?
Học được sự kiên nhẫn khi dạy con, học được cách yêu bản thân chúng ta nhiều hơn, luôn yêu thương con vô điều kiện và hãy sống thật tốt với cuộc đời của chính mình.
- Kỹ năng: Giữ được sự bình an trong tâm của chúng ta khi chúng ta bất an sẽ làm cho con trẻ cảm thấy áp lực hơn. Vận dụng các kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày thể hiện qua cử chỉ, việc làm của chúng ta đối với con cái.
- Năng lực: Giúp bản thân có kế hoạch xử lý với các tình huống khác nhau một cách phù hợp và đúng đắn. Học được cách chăm con đúng cách không qua kỳ vọng vào con cái và có thể dành tình yêu cho bản thân nhiều hơn.
Ca học 2: Chú tâm vào giây phút hiện tại khi ở bên con. Tạo năng lượng tích cực và giữ lửa tình yêu trong căn nhà của bạn.
- Kiến thức: Hiểu được cái gì nên ưu tiên, biết cách sắp xếp thời gian để ở bên con, chú tâm đến con và biết được hạnh phúc của trẻ chính là thời gian bên bố mẹ.
Học được cách suy nghĩ lạc quan, đừng nên ép buộc bản thân vào một cái khuôn khổ nào, hãy dành thời gian để chăm sóc cho gia đình.
- Kỹ năng: Dành sự chú tâm thực sự đến con, không làm việc riêng khi không cần thiết điều đó sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình cảm mà bố mẹ dành cho con.
Thực hiện được việc quản lý cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, không so sánh bản thân với ai khác và thật sự chú tâm vào việc chăm lo cho gia đình của mình.
- Năng lực: Luôn cố gắng sắp xếp thời gian để có thể chú tâm đến con đúng nghĩa. Luôn sống vui vẻ tạo ra năng lượng tích cực cho cả nhà, nhờ đó hạnh phúc gia đình sẽ được nâng cao và cải thiện.
Ca học 3: Kỷ luật mềm dành cho bố mẹ. Làm thế nào để các ông bố tham gia làm việc nhà và chịu chơi với con.
- Kiến thức: Biết được tầm quan trọng của người bạn đời, luôn dành cho nhau sự tôn trọng dù ở đâu, biết phát huy điểm mạnh của bản thân và biết san sẻ công việc nhà với nhau.
Biết được cách rủ rê các ông bố TG làm việc nhà và cùng chơi với con cái.
- Kỹ năng: Luôn tôn trọng đối phương dù là trước mặt con cái hay ở chỗ nào khác, tích cực phát huy các điểm mạnh trong bản thân chúng ta, cùng nhau làm việc nhà.
Thực hiện phân chia, giúp đỡ công việc nhà như thế sẽ giúp gia đình được gắn kết với nhau hơn, tạo dựng được các mối quan hệ với con cái gần gũi hơn.
- Năng lực: Phát huy sự công bằng, văn minh, lịch sự và tạo dựng được sự thông camer đồng cảm với các thành viên trong nhà. Chủ động được các công việc và giúp đỡ các công việc trong gia đình dù là việc nhỏ hay lớn đều cần sự san sẻ cho nhau.
Ca học 4: Bức tranh giáo dục gia đình Việt Nam hiện đại. Tầm quan trọng của việc xây dựng quy tắc trong gia đình.
- Kiến thức: Có thêm kiến thức về ưu và nhược điểm khi nuôi con ở nước ta, hiểu thêm những vấn đề mà trẻ mầm non thường gặp và biết cách lập các quy tắc với con cái.
Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng các quy tắc và có thể xây dựng các quy tắc giáo dục phù hợp với lứa tuổi của con mình. Biết được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng EQ trí tuệ cảm xúc cho trẻ ấu thơ.
- Kỹ năng: Vận dụng để lập các quy tắc đúng chuẩn cho con em chúng ta ở tại gia đình. Áp dụng các quy tắc phù hợp với lứa tuổi con mình sao cho phù hợp và đạt hiểu quả mong đợi.
- Năng lực: Phát huy khả năng tìm hiểu, trau dồi, tiếp thu các kiến thức có chọn lọc. : Luôn tìm kiếm và chọn lọc các thông tin có ích để học hỏi, áp dụng theo.
Ca học 5: Những nguyên tắc để xây dựng các quy tắc trong gia đình và cần kiên định, bao dung khi rèn nề nếp cho con. Kiên định bao dung rèn đạo đức ứng xử.
- Kiến thức: Nắm rõ các nguyên tắc và các cách ứng sử của bố mẹ để có thể áp dụng cho gia đình mình. Biết được khi nào cần kiên định để tốt cho con và dùng sự bao dung để rèn thói quen tốt cho con.
Biết được sự cần thiết của sự kiên định bao dung khi rèn đạo đức, đó là cả một quá trình gian nan.
- Kỹ năng: Thực hiện lập được các nguyên tắc dành riêng cho gia đình qua đó sẽ áp dụng vào thực tiễn. Thể hiện được thái độ kiên quyết với những hành vi đạo đức thiếu tôn trọng bố mẹ hay người khác
- Năng lực tự đánh giá: Chủ động lập các quy tắc ứng dụng với gia đình luôn thể hiện sự bao dung với con khi cần để giúp con phát triển tốt nhất co thể. Luôn rõ ràng với các kiểu thái độ của con nếu đúng thì tuyên dương, còn sai thì phải kiên quyết để sủa sai cho con.
Ca học 6: Cách nhắc nhở khi con làm sai. Thiết lập những giới hạn để biết nên mắng trẻ khi nào?
- Kiến thức: Hiểu được các quy tắc nào cần rõ rang và khi nào cần tỏ thái độ nghiêm túc, cần dùng câu gì để diễn đạt. Cần tạo cho con cơ hội để suy nghĩ và sửa sai. Biết tổng kết các giới hạn nhất định như: những việc nguy hiểm đến tính mạng, làm ảnh hưởng đến người khác và các hành khác.
- Kỹ năng: Lập được cho mình các quy tắc rõ rang nhất, luôn thể hiện thái độ đúng đắn và rõ ràng khi rèn con. Thể hiện đúng với các giới hạn để hướng dẫn và rèn luyện cho trẻ đúng cách tốt nhất có thể.
- Năng lực: Phát huy sự kiên định, tự chủ và luôn tạo sự tin tưởng được với con cái. : Luôn đảm bảo sự công bằng, tôn trọng con cái không nên lạm dụng các quy tắc quá đà dẫn đến chiều ngược lại.
Ca học 7: Những quy tắc về thói quen sinh hoạt hàng ngày. Quy tắc để xây dựng tinh thần trách nhiệm và GT đạo đức trong GĐ
- Kiến thức: Có thêm kiến thức về các thói quen sinh hoạt hàng ngày của con trẻ và các thói quen nuôi dưỡng tính tự lập và tự chủ.
Biết được các quy tắc cần có để xây dựng tinh thần trách nhiệm và giá trị đạo đức trong gia đình.
- Kỹ năng: Cùng con làm được các thói quen sinh hoạt hàng ngày để co có thể tự phục vụ bản thân và làm đúng cách. Thực hiện xây dựng được các quy tắc để áp dụng trong gia đình.
- Năng lực: Thường xuyên thực hiện hướng dẫn con làm đúng cách và qua đó hình thành các thói quen đúng đắn. Luôn nâng cao tinh thần học hỏi và vận dụng khả năng sáng tạo.
Ca học 8: Mối quan hệ gia đình phải được ưu tiên hơn mọi thứ khác. Nuôi con trong gia đình nhiều thế hệ
- Kiến thức: Biết được sự cần thiết của sự gắn kết trong gia đình. Hiểu được tình hình trong gia đình để tìm cách giải quyết tốt nhất.
- Kỹ năng: Thường xuyên đồng hành cùng con trong TG trải nghiệm và trưởng thành. Thực hiện trao đổi thẳng thắn với các thành viên theo chế độ công bằng dân chủ và bình đẳng.
- Năng lực: Luôn ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong gia đình. Luôn nâng cao tinh thần bình đẳng văn minh với các thành viên.
Ca học 9: Những quy tắc ứng xử và giao tiếp ngoài xã hội. Sự tinh tế của người Nhật
- Kiến thức: Biết được các quy tắc cần thiết khi ứng xử ngoài xã hội. Biết thêm các QT của người Nhật để có thể BS cho các QT của bản thân
- Kỹ năng: Áp dụng các kiến thức vào trong đời sống hàng ngày. Thực hiện tìm hiểu và học hỏi thêm từ các tài liệu
- Năng lực: Luôn cố gắng học hỏi trau dồi kiến thức và nâng cao tinh thần cầu tiến. Nâng cao tinh thần ham học hỏi, tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn.
Ca học 10: Xây dựng bài kiểm tra thu hoạch kết quả học tập cuối khóa học để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Thực hiện theo đúng quy chế đã được ban hành.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY:
Xây dựng theo khung trên, mỗi ca học 03h đồng hồ. Thiết kế chương trình là 10 ca học.
TIÊU CHUẨN NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢNG DẠY:
Tiêu chuẩn người thực hiện giảng dạy được thực hiện tuyển trọn và sàng lọc ở mức độ cao nhất theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật hiện hành.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC:
Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn của mục tiêu khóa học đã được phê duyệt.
Đạt chất lượng theo quy định sau khi đã được đánh giá nghiêm túc, đề nghị xét cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học theo đúng tiến trình và năng lực thực sự của người học.
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56