KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại nguồn lực

  • Khái niệm nguồn lực

Theo từ điển Tiếng việt “Nguồn lực là nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần phải bỏ ra để tiến hành một hoạt động nào đó”. Theo đó ta có thể hiểu nguồn lực bao gồm là nguồn vật chất vô hình và hữu hình và nó cần thiết để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Ngoài ra khái niệm nguồn lực còn được hiểu theo phạm vi nghĩa:

Theo nghĩa hẹp, nguồn lực được hiểu là các nguồn lực vật chát như: đất đai, lao động, tài nguyên khoáng sản, tiền mặt, ..

Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu là những lợi thế, tiềm năng vật chất vả phi vật chất để phục vụ cho một mục đích nào đó.

Như vậy có thể hiểu, nguồn lực là toàn bộ các yếu tố hữu hình và vô hình, trong nước và ngoài nước, là đầu vào, là điều kiện, cơ sở cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

  • Đặc điểm

Một là, số lượng nguồn lực phụ thuộc vào sự phát triển nhận thức của con ngưởi và thay đổi vị trí, vai trò theo thời gian cũng như theo trình độ người sử dụng chúng.

Hai là, nguồn lực phụ thuộc vào trình độ phát triển của loài người, đặc biệt là trình độ khoa học và công nghệ dẫn đến việc phát hiện và sử dụng nguồn lực mới.

Ba là, nguồn lực có tính khan hiếm, hữu hạn...

Bốn là, nguồn lực có tính động, nó có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ ngành này sang ngành khác và vai trò của nó cũng thay đổi cùng với quá trinh phát triển.

Năm là, nguồn lực chỉ được sử dụng có hiệu quả khi được phân bổ hợp lý.

  • Phân loại nguồn lực

Có nhiều cách phân loại nguồn lực khác nhau, trong phạm vi bài viết sẽ phân thành hai nhóm nguồn lực chủ yếu sau:

 Theo tính chất của nguồn lực, có thể chia nguồn lực thành hai nhóm: thứ nhất, nhóm nguồn lực vật chất (nguồn lực kinh tế) gồm: vốn đầu tư, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ; thứ hai, nhóm nguồn lực tính thần (nguồn lực phi kinh tế) gồm: thể chế chính trị, luật pháp, chính sách, đặc điểm văn hóa, dân tộc, tôn giáo...

 Theo sở hữu nguồn lực, có thể chia nguồn lực thành hai nhóm: thứ nhất, nhóm nguồn lực trong nước (nội lực) là các nguồn lực thực tế và tiềm năng mà quốc gia có và sẽ có; thứ hai, nhóm nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) là các nguồn lực thực tế và tiềm năng mà quốc gia đang sử dụng và có thể huy động, sử dụng phục vụ cho mục đích của nước mình. Đây là căn cứ để xác định ai là chủ sở hữu của các nguồn lực trong phân bổ, sử dụng kể cả tái tạo các nguồn lực.

1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ năm 1986 đến nay, trong các văn kiện Đại hội Đảng đã đề cập đến nguồn lực, thống nhất quan niệm về các nguồn lực phát triển kinh tế theo nghĩa rộng bao gồm vốn, tài nguyên thiên nhiên, lao động và khoa học, công nghệ, nhưng chưa đưa ra khái niệm cụ thể.

Tại Đại hội XII trong Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế - xã hội nêu các nhiệm vụ trọng tâm “cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm"

Đến Đại hội XIII, quan điểm về nguồn lực được tiếp tực mở rộng và khẳng định: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ỷ chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc... Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy cao độ nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”1; “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh”

  • Quan điểm chỉ đạo

 Quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế cho phát triển đất nước là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay để khắc phục các tồn tại, yếu kém của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực; thúc đẩy xã hội hoá, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài NN; áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Đẩy mạnh kinh tế hoá nguồn vật lực, trong đó tập trung vào nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Tập trung khai thác tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Kiểm kê, đánh giá đầy đủ, thực chất các nguồn lực của nền kinh tế là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn trong từng thời kỳ. Tất cả các nguồn lực của nền kinh tế phải được kiểm kê đánh giá, thống kê, hạch toán đầy đủ, đúng đắn trong nền kinh tế; được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, phát huy tối đa hiệu quả và phát triển bền vững.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với việc khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, cạn kiệt nguồn lực của đất nước và huỷ hoại môi trường.

"Sản phẩm thuộc FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ"