CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH HY LẠP CỔ ĐẠI

Văn minh Hy Lạp cổ đại, nền móng của văn minh phương tây

CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH HY LẠP CỔ ĐẠI

Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh thuộc về một thời kỳ lịch sử của Hy Lạp khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của Hy Lạp khoảng từ thế kỷ XII cho tới thế kỷ thứ IX TCN và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ đại (khoảng năm 600 Công Nguyên). Tiếp nối giai đoạn này là sự bắt đầu của giai đoạn đầu thời kỳ trung cổ và kỷ nguyên Byzantine.

Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia (Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike (Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese (Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp. Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển rất sớm.

Văn minh Hy Lạp trải qua các thời kỳ phát triển rực rỡ, người ta chia làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ Tiền Hy Lạp (kéo dài từ 3000 năm đến 1200 năm TCN) và thời kỳ Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 1 TCN).

Thời kỳ Tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegaeum) bao gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ 3 TCN, gần như còn rất ít dấu vết.

Giai đoạn văn minh Aegean (đảo Crete - Mycenae) (năm 2000 - 1600 TCN)

Giai đoạn văn minh Mycenaean (năm 1600 TCN - 1200 TCN).

Thời kỳ Hy Lạp chính thống được phân ra ba thời kỳ nhỏ:

Thời kỳ Viễn cổ (còn gọi là Thời kỳ Đen tối của Hy Lạp), (thế kỷ 12 đến thế kỷ 9 TCN)

Thời kỳ Cổ điển (Hy Lạp cổ đại), (năm 776 TCN đến 323 TCN)

Thời kỳ Hy Lạp hóa, (năm 323 TCN đến 146 TCN)

Ở mỗi thời kỳ lịch sử, nền văn minh Hy Lạp được đúc kết và có những thành tựu riêng. Thành tựu chung của nền văn minh được đúc kết trở thành một phần đặc sắc của văn minh nhân loại

(Sản phẩm của FTC. Lưu hành nội bộ)