CHIẾN TRANH UKRAINE, BƯỚC NGOẶT LỚN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
CHIẾN TRANH UKRAINE,
BƯỚC NGOẶT LỚN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
Ngày 24-2-2022, Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Cuộc xung đột sau đó trở thành một cuộc chiến tranh tổng lực, bao gồm cả chiến tranh bằng vũ khí nóng trên chiến trường, chiến tranh kinh tế bằng dầu mỏ, khí đốt và chiến tranh tư tưởng thông qua các phương tiện tuyên truyền chính trị. So với các cuộc chiến khác, cuộc chiến tuyên truyền này không kém phần khốc liệt, gay gắt, cả về cường độ và quy mô, đòi hỏi các bên tham chiến phải sử dụng tổng lực các phương tiện để giành chiến thắng.
Một năm chiến tranh Ukraine đã trôi qua kể từ khi V.Putin phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào nước hàng xóm.
Quan hệ quốc tế có sự thay đổi mạnh mẽ xuất phát từ những đặc điểm sau:
1)Cuộc đối đầu cả về quân sự, ngoại giao và kinh tế giữa Nga và phương Tây
Ngay từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, các nước phương tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Trong khi đó, chiến tranh Ukraine thổi bùng lên xung đột giữa Nga và phương Tây vốn đã âm ỉ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tuy nhiên, trật tự thế giới đa cực manh nha hình thành đã ngăn cản hình thái trật tự thế giới hai cực như trong giai đoạn chiến tranh lạnh. Nước Nga không có được vị thế chi phối như Liên Xô đã từng có đối với phe Xã hội chủ nghĩa trước kia. Và trong trật tự đa cực hiện nay, Nga cũng chỉ là một trung tâm trong hệ thống với sự vươn lên của nhiều quốc gia và có tầm ảnh hưởng lẫn nhau trong quan hệ quốc tế.
2)Sự trung lập của các quốc gia có vai trò là bên thứ ba trong xung đột
Trong cuộc chiến, các nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Trung Đông vẫn duy trì thái độ trung lập trong cuộc chiến.
Một năm sau cuộc chiến Ukraine, các nước Trung Đông vẫn giữ lập trường trung lập kín đáo đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine. Cả Nga và Mỹ đều không thể làm gì để thuyết phục các nước ngả về phía mình trong xung đột. Mặt khác, các nước này tập trung vào phát triển kinh tế hơn là gia tăng ảnh hưởng của mình hay chịu sự chi phối, nhất là khi dịch Covid vừa mới qua và các nước phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế kéo dài.
3)Tầm ảnh hưởng của phương Tây và Nga suy giảm.
Các nước rơi vào vòng xoáy chiến tranh, tiêu hao cả về nhân lực và con người. Những đòn trừng phạt, trả đũa lẫn nhau, những khí tài bị đưa vào cuộc chiến, những đợt lạm phát tăng cao gây nên sự bất ổn đối với nền kinh tế cũng như xã hội của cả Nga và phương tây. Sự vươn lên của ASEAN, Brazil, cùng với những quốc gia ngày càng tăng cường vị trí của mình như Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Trung Quốc và Ấn Độ đã khiến cho tầm ảnh hưởng của Mỹ, phương tây và Nga suy giảm
4)Các động thái hạt nhân
Việc Nga thường xuyên đe dọa các hiệp ước cấm sản xuất vũ khí hạt nhân luôn đặt thế giới trước mối lo ngại về vũ khí huỷ diệt hàng loạt, gây ảnh hưởng tới tình hình thế giới.
Tổng kết lại: Xung đột chưa có dấu hiệu xuống thang, chưa rõ thắng bại. Sau cùng, khi chiến tranh kết thúc, rất có thể sẽ dẫn tới hình thành một thế giới với tình hình khác, một trật tự khác so với hiện tại.
(Sản phẩm của FTC. Lưu hành nội bộ)
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56