CÁCH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Cách thức huy động vốn của các loại hình doanh nghiệp, ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

CÁCH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Các hình thức huy động vốn đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Cơ chế hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo khoản 3 điều 7 luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp có quyền được lựa chọn hình thức phương thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp mình. Đối với mỗi loại hình, do những đặc điểm, cách thức hoạt động khác nhau mà các loại hình doanh nghiệp sẽ có những hình thức huy động vốn khác nhau.

     Doanh nghiệp tư nhân

     Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (điều 188 luật doanh nghiệp 2020). Do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân chủ doanh nghiệp chỉ có thể huy động vốn vay bằng cách vay vốn của tổ chức cá nhân, đồng thời chịu trách nhiệm với toàn bộ khoản vay đó và huy động vốn vay bằng Tín dụng thương mại.

     Công ty trách nhiệm hữu hạn

     Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên(điều 74 luật doanh nghiệp 2020) và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên(điều 46 luật doanh nghiệp 2020). Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể huy động vốn vay thông qua việc phát hành trái phiếu(điều 9 153/2020/NĐ-CP) huy động vốn từ các nguồn vay các cá nhân tổ chức Tổ chức tín dụng quỹ đầu tư tham gia vay vốn thông qua tín dụng thương mại

     Doanh nghiệp nhà nước

     Căn cứ vào điều 23  Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

     Công ty cổ phần

     Do những ưu điểm của mình, công ty cổ phần hoàn toàn có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu( theo điều 9 153/2020/NĐ-CP cũng như khoản 3 điều 111 luật doanh nghiệp 2020). Ngoài ra, công ty cũng có thể vay của cá nhân, tổ chức và tổ chức tín dụng, đồng thời vay bằng tín dụng thương mại hoặc cho thuê tài chính.

     Công ty hợp danh

     Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để công khai huy động vốn vay trong công chúng, do vậy, khi có nhu cầu về vốn, công ty hợp danh có thể huy động vốn vay  bằng cách sau: Vay tổ chức, cá nhân;  Vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng;..theo điều 182 luật doanh nghiệp 2020.

     Xét trên quy mô của doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ nguồn vốn, tạo điều kiện phát triển kinh tế.

     Căn cứ Điều 6 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định về nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

     Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
  2. a) Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;
  3. b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
  4. c) Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
  5. d) Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
  6. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải được lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán theo quy định của pháp luật.

     Theo quy định trên thì nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

     (1) Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;

     (2) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

    (3) Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

     (4) Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

     Đối với nguồn vốn hỗ trợ từ tín dụng có hỗ trợ, nguồn vốn hỗ trợ từ bảo lãnh của Nhà nước và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì cần phải lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán theo quy định của pháp luật.

     Căn cứ Điều 8 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định về việc hỗ trợ tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

     Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

  1. Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
  3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 9 của Luật này.

     Theo quy đinh trên thì doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được cấp bảo lãnh tín dụng từ Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

     Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng dựa trên những cơ sở nào?

     Căn cứ Điều 9 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định về Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

     Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
  2. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

     Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  1. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết; không được từ chối bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện được bảo lãnh.
  2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

     Theo quy định thì Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập. thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

     Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thực hiện cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp.

     Lưu ý: Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết; không được từ chối bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện được bảo lãnh.

"Sản phẩm Của FTC Việt Nam. Lưu Hành Nội Bộ"