BCVV số 02: Tranh chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu di dời tài sản trên đất
Tranh chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu di dời tài sản trên đất
|
FTC LAWAdd: Số 588 Trần Đăng Ninh, TP Lạng Sơn.Tel/zalo: 0912.468.505 – 0967.76.11.33Email: luatsuphamduykhuong@gmail.com |
|
BÁO CÁO VỤ VIỆC
I.Nội dung vụ việc:
- Tên vụ việc: Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, yêu cầu di dời tài sản trên đất và yêu cầu hủy một phần GCNQSD đất.
- Đương sự liên quan:
- Thân chủ: Hà Văn V ( Bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập)
- Nguyên đơn: Ông Tô Văn K
- Bị đơn:
1. Chu Văn N
- Lý Thị C
- Hà Văn V
- Chu Thị N
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
- Chu Thị N
- Dương Thị B
- Tô Thị Y
- Lương Văn L
- Chu Văn H
- Chu Văn C
- Tô Thị B
- Hà Thanh H
- Hà Lệ T
- Hà Minh T
- Nông Thị Đ
- UBND thị trấn C
- UBND huyện C
- Người làm chứng:
- Bà Nguyễn Thị C
- Bà Hoàng Thị H
- Ông Vũ Phong Q
- Địa điểm vụ việc:
- Hộ khẩu TT của nguyên đơn: Thôn Phai Luông, xã H, huyện C, tỉnh L.
- Hộ khẩu TT của bị đơn: Thôn Phai Luông, xã H, huyện C, tỉnh L.
- Thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Vụ việc thuộc Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh L thụ lý, giải Q, đã chuyển cho Toà án nhân dân tỉnh L thụ lý, giải quyết.
5. Nội dung:
Gia đình ông Hà Văn V có mảnh đồi do cha ông để lại cho ông V thừa kế (điều này được cả ông Q và bà C thừa nhận). Năm 1979 chiến tranh Biên giới xảy ra, đến năm 1983 có đơn vị bộ đội đến và hỏi bố của ông Hà Văn V để lập doanh trại cho bộ đội ở trên mảnh đồi này. Bố của ông V đồng ý, sau đó đơn vị bộ đội đã xây ngôi nhà ba gian ở đây. Năm 1988 khi bộ đội chuyển đi ông Vũ Phong Q đã mua lại nhà của bộ đội, nhưng không mua đất. Ngày 20/04/1994 ông Vũ Phong Q có viết tay giấy bán nhà và tài sản trên đất cho ông K với diện tích là 3.000m2, nhưng không có bản đồ giải thửa, ranh giới cũng không xác định được. Hơn nữa đó chỉ là giấy mua bán nhà trên đất chứ không phải giấy bán đất. Khi ông K đến ở và sinh sống tại ngôi nhà, ông V đã nhiều lần đến nhắc nhở, yêu cầu ông K tháo dỡ vật liệu nhà và đi nơi khác. Bởi lẽ ông K chỉ mua lại nhà từ ông Q chứ không mua đất, đất đồi ở đây là của gia đình nhà ông V. Lúc đó ông K có ngỏ lời với ông V là đổi đồi, nhưng ông V không đồng ý và cũng không biết đồi của nhà ông K ở đâu. Sau nhiều lần nhắc nhở, năm 2013 ông V viết đơn lên UBND xã để giải Q nhưng không thành.
Ngày 30/05/2007 ông V viết đơn xin cấp GCNQSDĐ nhưng chưa được đồng ý, đến ngày 27/10/2010 ông nhận được GCNQSDĐ số CH00244 đối với thửa đất 390 số tờ bản đồ 1.Ngày 18/06/2021 Công ty TNHH MTV tư vấn dịch vụ môi trường L đo vẽ phần diện tích đất tranh chấp nằm trong GCNQSDĐ của gia đình ông V ( thửa 380 số tờ bản đồ 1, bản đồ địa chính xã H đo vẽ năm 2008) là 398,3m2. Trên diện tích đất tranh chấp có các tài sản bao gồm: 01 ngôi nhà cấp IV lợp mái pờ rô xi măng diện tích là 42,78m2, 01 nhà bếp có diện tích 19,08m2, 01 mái tôn diện tích 27,3m2, 01 nhà vệ sinh có diện tích là 4,5m2, 01 bức tường rào gạch ba banh cao khoảng 0,45m, dài 53,91m= 24,26m2, sân bê tông có diện tích 53,34m2, 02 cây mít, 03 cây bưởi, 01 cây nhót, 02 cây xoan, 02 cây ổi, 17 cây keo lá chàm, 22 cây đào, 10 cây chuối, 05 khóm cây lá rong riềng và 120m2, rau lang. Các tài sản, cây cối, hoa màu đều do gia đình ông Chu Văn N xây dựng và trồng.
Vì vậy, ngày 09/07/2021 ông V có yêu cầu độc lập: ông yêu cầu được quản lý, sử dụng đối với diện tích đất 398,3m2 thuộc thửa đất số 380, tờ bản đồ số 1, bản đồ địa chính xã H tỷ lệ 1/10.000. Buộc gia đình ông Chu Văn N phải tháo dỡ, di dời 01 ngôi nhà cấp IV lợp mái pờ rô xi măng diện tích là 42,78m2, 01 nhà bếp có diện tích 19,08m2, 01 mái tôn diện tích 27,3m2, 01 nhà vệ sinh có diện tích là 4,5m2, 01 bức tường rào gạch ba banh cao khoảng 0,45m, dài 53,91m= 24,26m2 ra khỏi diện tích đất 391,3m2 của gia đình ông. Đối với các hoa màu trên đất, ông không yêu cầu Toà án giải Q.
Đối với diện tích tranh chấp mà ông Tô Văn K khởi kiện bổ sung mà Toà án đã Thông báo thụ lý bổ sung ngày 29/11/2021 thì ông không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của ông Tô Văn K ( 1.Yêu cầu ông Hà Văn V và bà Chu Thị N trả lại quyền sử dụng đất diện tích 5265,7m2 tại thửa đất số 68, tờ bản đồ số 29 đo vẽ năm 1998, tại Phai Luông, xã H, huyện C, tỉnh L, đã trùng lên một phần thửa đất số 380 (4624,7m2) và thửa đất 376 (641m2), tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính xã H tỷ lệ 1/10.000 đo vẽ năm 2008 (Không bao gồm diện tích 475,3m2 tranh chấp với gia đình ông Chu Văn N). Huỷ một phần GCNQSD đất số BD 589325, số vào sổ cấp GCN: CH002244 của UBND huyện C cấp ngày 27/10/2010 cho ông Hà Văn V và bà Chu Thị N tại Phai Luông, xã H, huyện C, tỉnh L với diện tích đã trồng lấn lên thửa đất số 68, tờ bản đồ số 29 bản đồ địa chính xã H tỷ lệ 1/10.000 là 4520,7m2; 2. Yêu cầu được quản lý toàn bộ tài sản trên đất tranh chấp, bao gồm các công trình trên đất và các cây cối, hoa màu trên đất.). ÔNG V cho rằng, đây là đất có nguồn gốc của cha ông để lại và Nhà nước đã cấp GCNQSD đất cho gia đình ông. Các cây thông, bạch đàn to hiện có trên đất tranh chấp đều do bộ đội trồng, không phải do gia đình ông Tô Văn K trồng.
Ngày 19/01/2022, Toà án đã tiến hành đo đạc và xem xét thẩm định tại chỗ, ông Hà Văn V đã được xem xét kết quả đo đạc và xem xét thẩm định tại chỗ và biết được tổng diện tích đất tranh chấp giữa gia đình ông và ông Tô Văn K cùng ông Chu Văn N là 8.017,9m2 thuộc các thửa đất 359, 376 và 380 tờ bản đồ số 1, bản đồ địa chính xã H tỷ lệ 1/10.000 đo vẽ năm 2008. Nay ông đề nghị được tiếp tục quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất tranh chấp nằm trong GCNQSD đất số CH002244 ngày 27/10/2010 của UBND huyện C cấp cho hộ ông Hà Văn V và bà Chu Thị N, đối với thửa đất số 380 tờ bản đồ số 01 thì ông (V) không tranh chấp; ông yêu cầu được sở hữu các cây: bạch đàn, thông, cây sa nứa, bụi vầu, khóm mai, bụi tre, cây gỗ thông thường, còn những cây khác ông yêu cầu di dời khỏi phần đất tranh chấp.
II. Áp dụng Quy định pháp luật:
1. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
2. Luật Đất đai 2003
- Khoản 1, Điều 67, Luật Đất đai năm 2003
- Điều 46 Luật Đất đai năm 2003
- Điều 49 Luật Đất đai năm 2003
- Điều 50 Luật Đất đai năm 2003
III. Phân tích, biện hộ chứng cứ, áp dụng luật.
1. Chứng minh nguồn gốc đất tranh chấp là của hộ ông Hà Văn V.
Thứ nhất, chứng cứ để Toà án xem xét vụ án là lời khai của người làm chứng:
Theo như nội dung vụ việc đã được trình bày ở trên, nguồn gốc đất tranh chấp là của gia đình nhà ông Hà Văn V. Điều này đã được thể hiện trong bản tự khai của ông Hà Văn V, bản tự khai của ông Vũ Phong Q và bà Nguyễn Thị C. Trên cơ sở lời khai đó có thể đánh giá được đây là chứng cứ bởi lẽ nó hội tụ đủ ba thuộc tính cơ bản:
Một là, chứng cứ có tính khách quan
Sở dĩ được xác định là nguồn của chứng cứ vì nó mang tính khách quan, nó thể hiện ở việc đây là sự kiện có thật, tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Khi lấy lời khai, đương sự đã đưa ra những sự kiện, kể lại những gì bản thân mình đã từng trải qua và có sự trùng khớp giữa ba người là bị đơn, 02 người làm chứng về cùng một vấn đề. Do đó có thể khẳng định, việc lời khai nguồn gốc đất tranh chấp xuất phát từ gia đình ông cha Hà Văn V để lại là hoàn toàn khách quan.
Hai là, chứng cứ có tính liên quan
Tính liên quan của chứng cứ trên thể hiện ở việc trùng khớp lời khai giữa ba người, lời khai “khu vực đồi này có nguồn gốc của gia đình ông Hà Văn V, kể cả khu vực nhà ông Tô Văn K và ông Chu Văn N đang tranh chấp” thể hiện sự liên quan tới vụ án. Liên quan đến việc xác định nguồn gốc đất tranh chấp để từ đó Toà án có cơ sở nhận định và đưa ra phán Q đối với vụ án tranh chấp trên.
Ba là, chứng cứ có tính hợp pháp
Chứng cứ trên được rút ra từ nguồn chứng cứ do pháp luật quy định (Điều 94 BLTTDS) như đã chứng minh ở trên. Quá trình thu thâp, nghiên cứu đánh giá và sử dụng được tiến hành theo đúng thủ tục, trình tự của pháp luật.
Như vậy, việc lời khai của đương sự “khu vực đồi này có nguồn gốc của gia đình ông Hà Văn V, kể cả khu vực nhà ông Tô Văn K và ông Chu Văn N đang tranh chấp” được coi là chứng cứ, vì chúng hội tụ đủ ba thuộc tính cơ bản của chứng cứ, được rút ra từ nguồn của chứng cứ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 94 Bộ luật TTDS 2015 “Nguồn chứng cứ: Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: 3. Lời khai của đương sự”. Theo đó lời khai thể hiện trong bản tự khai của các đương sự là nguồn của chứng cứ, là nơi rút ra các chứng cứ cần thiết cho vụ án. Mà theo quy định tại Khoản 5 Điều 95 BLTTDS 2015 thì chứng cứ được xác định trên cơ sở các nguồn chứng cứ này như sau: “5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.” Căn cứ vào hai yếu tố trên có thể thấy chứng cứ từ việc lấy lời khai của đương sự (là bị đơn, người liên quan có yêu cầu độc lập, người làm chứng) là hoàn toàn hợp pháp, có thể sử dụng làm căn cứ chứng minh nhằm giải Q vụ việc một cách xác đáng. Do đó có căn cứ chứng minh nguồn gốc đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình ông Hà Văn V vì được cha ông để lại cho thừa kế (sử dụng).
Thứ hai, chứng cứ để chứng minh nguồn gốc đất dựa trên những sự kiện có thật:
Theo ông Hà Văn V, diện tích đất đồi trên là do cha ông để lại. Vào những năm 1950 đồi được sử dụng chủ yếu để trồng thông. Năm 1979 chiến tranh Biên giới phía Bắc xảy ra, đến năm 1983 có đơn vị bộ đội đến và ngỏ ý với bố ông Hà Văn V, muốn sử dụng đất ở khu vực đồi của gia đình ông Hà Văn V làm doanh trại. Theo đó bộ đội đã san ủi, xây dựng 01 ngôi nhà ba gian. Sự kiện trên hoàn toàn trùng khớp với mốc thời gian thực tế. Ngôi nhà ba gian được xây dựng trên mảnh đất đồi của nhà ông Hà Văn V là do bộ đội xây dựng. Hơn nữa ông Vũ Phong Q cũng đã xác nhận mình được mua bán nhà ở trên đất của bộ đội bằng giấy viết tay ngày 01/09/1991 với diện tích là 3.000m2. Điều này khẳng định được rằng, trước khi ông Tô Văn K mua nhà ở và tài sản trên đất từ ông Vũ Phong Q thì ông K cũng không hề biết ngôi nhà có nguồn gốc từ đâu, bộ đội đến và xây dựng từ khoảng thời gian nào. Hơn nữa ông Tô Văn K chỉ mua nhà với ông Q chứ không hề mua đất. Như vậy, rõ ràng diện tích đất đồi trên có nguồn gốc từ gia đình ông Hà Văn V, bởi lẽ gia đình ông Hà Văn V đã sử dụng, quản lý đất đồi này từ trước khi ông Tô Văn K mua nhà ở của bộ đội từ ông Vũ Phong Q.
Ông Hà Văn V không đưa ra được giấy tờ hợp pháp chứng minh đất đồi đó có nguồn gốc là do cha ông để lại vì thời điểm đó chưa có các văn bản pháp luật thống nhất về quản lý đất đai, các quy chế quy định về quản lý đất đai thời điểm đó còn lỏng lẻo, có nhiều thiếu sót. Bên cạnh việc pháp luật chưa có quy định thống nhất thì cũng có một phần trách nhiệm chủ quan từ người quản lý và sử dụng đất chưa hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do vậy việc chứng minh nguồn gốc đất bằng giấy tờ hợp pháp là không khả thi, tuy nhiên nguồn gốc đất đã được ông V thuật lại quá trình quản lý, sử dụng và cả hai người làm chứng là ông Q và bà C cũng cho rằng đất đồi này có nguồn gốc từ gia đình nhà ông V. Trên cơ sở này có thể khẳng định được quyền sử dụng đất đồi thuộc về hộ gia đình nhà ông Hà Văn V.
2. Chứng minh yêu cầu khởi kiện của ông Hà Văn V là hoàn toàn hợp lý.
Thứ nhất, về quyền sử dụng đất thuộc về hộ gia đình ông Hà Văn V.
Dựa trên những lập luận sau đây:
Với lời khai của người làm chứng là ông Vũ Phong Q khai: Theo ông Q, khu vực đồi này có nguồn gốc của gia đình ông Hà Văn V, kể cả khu vực nhà ông Tô Văn K và ông Chu Văn N đang tranh chấp.
Người làm chứng là bà Nguyễn Thị C khai: Khi bà về Khu vực này ở bộ đội còn đóng quân ở đó, đến năm 1990, 1991 thì bộ đội chuyển đi thì ông K sang mua nhà của bộ đội để ở đó luôn, chưa mua đất.
Ông Hà Văn V cho rằng: Diện tích đất tranh chấp hiện nay có nguồn gốc trước đây là do ông cha của gia đình ông Hà Văn V sử dụng.
Ngoài một số lời khai của những người làm chứng thì ông Hà Văn V cũng không có tài liệu chứng minh quản lý, sử dụng lâu dài đối với thửa đất số 380, tờ bản đồ số 01 địa chính xã H đo vẽ năm 2008. Cũng theo lời khai của người làm chứng ông Vũ Phong Q, bà Hoàng Thị H và bà Hoàng Thị C thể hiện gia đình ông Hà Văn V không quản lý, sử dụng liên tục nên có việc các hộ gia đình khác (ông Tô Văn K và ông Chu Văn N) đến quản lý, sử dụng từ trước năm 1993. Tuy nhiên có thể hiểu được rằng, tại thời điểm đó hệ thống văn bản pháp luật về đất đai ở Việt Nam còn có nhiều hạn chế, hơn nữa nhận thức của người dân về pháp Luật Đất đai còn chưa cao. Do đó đối với phần diện tích đất mà cha ông để lại, gia đình ông Hà Văn V mới không quản lý, sử dụng liên tục nhưng về bản C khu vực đất đồi đó vẫn thuộc quyền sử dụng của gia đình ông V.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 67, Luật Đất đai năm 2003 (Do thời điểm xảy ra tranh chấp trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành) quy định: “Điều 67. Đất sử dụng có thời hạn
Người sử dụng đất được sử dụng đất có thời hạn trong các trường hợp sau đây: Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 70 của Luật này là hai mươi năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật này là năm mươi năm”.
Bởi vậy, khi chưa hết thời hạn sử dụng đất, gia đình ông Hà Văn V vẫn có đầy đủ các quyền đối với diện tích đất mà ông cha để lại. Điều này đồng nghĩa với việc không thể cho rằng, gia đình ông Tô Văn K đến sau đang xâm chiếm, sử dụng đất trái phép trên diện tích đất của gia đình ông V thì sẽ được công nhận quyền sử dụng đất trên thực tế nhưng không đúng pháp luật.
Thứ hai, về Giấy chứng nhận chuyển nhượng ngày 01/09/1991 giữa Bộ đội với ông Vũ Phong Q diện tích đất 3.000m2
Về Giấy chứng nhận chuyển nhượng ngày 01/09/1991 giữa Bộ đội với ông Vũ Phong Q diện tích đất 3.000m2 là giấy viết tay bán nhà và tài sản trên đất cho ông Vũ Phong Q chứ không phải là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, việc Tòa án nhận định: Diện tích đất là do ông Tô Văn K khai hoang và mua lại với ông Vũ Phong Q. Hiện tại nhà của bộ đội mà ông mua với ông Vũ Phong Q và ao trước nhà do ông Vũ Phong Q thuê người đào cho ông vẫn còn. Thực tế gia đình ông vẫn đang sinh sống ở đây, tại ngôi nhà mua của bộ đội làm từ năm 1991. Do vậy, có căn cứ chứng minh việc gia đình ông Tô Văn K quản lý ổn định, lâu dài trên diện tích đất này.
Như vậy, nếu Tòa khẳng định gia đình ông V chỉ có lời khai của người làm chứng để chứng minh mà không có tài liệu khác. Còn đối với gia đình ông K khẳng định đất đồi trên là do ông cha để lại thì căn cứ nào chứng minh rằng gia đình ông đã có đất từ trước. Hay chỉ bắt đầu từ năm 1994, sau khi mua nhà của bộ đội gia đình ông K mới chuyển đến ở. Trong khi tất cả các nhân chứng khác, trong đó có cả ông Q là người được ông K nhờ mua đất hộ thì cũng khẳng đình nguồn gốc đất tranh chấp có từ gia đình ông V.
Mặt khác, ông chỉ mua nhà ở chứ ông không mua đất theo Giấy mua bán với bộ đội ngày 01/09/1991. Việc mua bán nhà ở khác với việc mua bán chuyển nhượng quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nếu như ông K chỉ mua nhà, thì ông không được xác lập quyền đối với quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất mà nguồn gốc đất là của gia đình ông V. Nhưng trong trường hợp này, gia đình ông K đang mặc nhiên cho rằng ông có luôn quyền sở hữu đối với diện tích 3.000 m2 đất nêu trên. Và cũng từ sau thời điểm đó, đến năm 1994, ông mới san ủi thửa đất, đào ao, dù ông chỉ có quyền đối với nhà, nhưng ông đã sử dụng đất trái phép, thay đổi hiện trạng ban đầu. Để từ đó xác lập quyền sở hữu đối với diện tích đất trên mà Tòa án cho rằng gia đình ông K đang thực tế sử dụng, quản lý.
Thứ ba, nhận định việc gia đình ông Tô Văn K đang quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài trên diện tích 4.484,7 m2 đất là không có căn cứ, thiếu khách quan:
Ông Tô Văn K không phải là người ở thôn H mà ông K là người ở thôn Khòn Luột, xã Gia Cát do đó ông K không hề có đất ở ở H. Chỉ khi đến năm 1994 ông K mới mua nhà ở từ ông Q. Gia đình ông Hà Văn V sau khi biết gia đình ông Tô Văn K mua đất của bộ đội thông qua ông Vũ Phong Q, gia đình ông V đã nhiều lần đến gặp ông Tô Văn K mua nhà thì dỡ vật liệu chuyển đi chỗ khác vì đây là đồi của gia đình ông. Ông K có bảo ông V là đổi đồi nhưng ông không đồng ý và cũng không biết ông Tô Văn K có đồi ở đâu, năm 2013, ông đã viết đơn lên UBND xã H để giải Q nhưng hòa giải không thành. Điều đó cho thấy việc gia đình ông V đã tích cực ngăn cản gia đình ông K đang thực hiện các hành vi trái phép đối với diện tích đất ở không thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên ông K lại không hề có ý định chuyển đi, không dỡ vật liệu nên mọi người xung quanh mới thấy đất đó ông K sinh sống lâu dài.
Như vậy, rõ ràng diện tích đất trên vẫn đang có tranh chấp trên thực tế, do đó không thể khẳng định rằng gia đình ông Tô Văn K đang quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài trên diện tích 4.484,7 m2 đất nên có quyền sử dụng đối với thửa đất 4.484,7 m2 (thửa đất số 68, tờ bản đồ 29).
Mặt khác, đối với diện tích đất tranh chấp, ông K có khẳng định rằng cây xoan, cây bạch đàn là do ông Tô Văn K trồng. Tuy nhiên, theo Kết quả giám định tuổi cây bạch đàn, cây thông không đúng, rõ ràng ông K và chị Tô Thị B đang có khai báo không trung thực. Theo lời khai của ông K, cây bạch đàn, cây thông ông trồng từ năm 1992, chị B khai, cây bạch đàn chị trồng từ năm 2001. Đội giám định đã lấy mẫu các cây trên và đánh số lần lượt là 1,2,3. Tuy nhiên theo kết quả giám định thì cây mẫu 01 có tuổi tương ứng với năm trồng là năm 2006, mẫu 02 tương úng với năm trông là năm 2000, mẫu 03 có tuổi tương ứng với năm trồng là năm 2007. Do đó việc ông K quản lý, sử dụng đất lâu dài trên mảnh đất này là không có căn cứ.
Hơn nữa ông K cũng chưa có bất K căn cứ nào chứng minh gia đình có quyền sở hữu đối với diện tích đất tranh chấp trên trước thời điểm năm 1994 khi ông K mua nhà ở từ bộ đội. Do đó việc Toà án cấp sơ thẩm đã nhận định ông K quản lý, sử dụng đất ổn định là hoàn toàn thiếu khách quan, sự nhận định thiếu khách quan ấy đã ảnh hưởng đền quyền và lợi ích của ông Hà Văn V.
Thứ tư, về GCNQSD đất CH00244 ngày 27/10/2010 đã được cấp cho hộ ông Hà Văn V, Chu Thị N.
Ngày 30/05/2007 ông V viết đơn xin cấp GCNQSD đất, đến ngày 27/10/2010 thì ông nhận được GCNQSD đất số CH00244 với thửa đất số 380, tờ bản đồ 1, địa chỉ: Nà Đảo, thôn Phai Luông, xã H, huyện C, tỉnh L. Với diện tích đất 6.648,0m2, mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất. Để được cấp GCNQSD đất, cần Đăng ký quyền sử dụng đất (Theo Điều 46 Luật Đất đai năm 2003), thuộc một trong các trường hợp được cấp GCNQSD đất ( Theo Điều 49 Luật Đất đai năm 2003). Theo đó khi được UBND huyện C cấp GCNQSD đất thì đất của hộ gia đình ông Hà Văn V đã đáp ứng được điều kiện trên. Căn cứ vào Điều 50 Luật Đất đai 2003 UBND huyện C đã cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình ông Hà Văn V. Do đó hộ gia đình ông Hà Văn V có quyền sử dụng đất với thửa đất số 380 tờ bản đồ số 1.
Hơn nữa, UBND huyện C đã trình bày như sau: “Ngày 25/06/2008, hộ ông Hà Văn V và Chu Thị N đã thực hiện kê khai cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất trên, mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất. Trên cơ sở kết quả thẩm tra về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của các cơ quan chuyên môn, ngày 27/10/2010 UBND huyện C đã ban hành Q định cấp GCNQSDĐ số 360/QĐ-UBND cho 313 hộ gia đình, cá nhân tại xã H trong đó có hộ ông Hà Văn V và bà Chu Thị N. Việc cấp GCNQSDĐ là đúng theo quy định của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; Q định số 05/2006/QĐ-UBND ngày 26/04/2006 của UBND tỉnh L về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh L. UBND huyện C khẳng định việc cấp GCNQSDĐ cho ông Hà Văn V, bà Chu Thị N thửa đất số 380, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã H, diện tích 6.648,0m2 đất rừng sản xuất là đúng quy định tại thời điểm cấp.” Theo đó, việc cấp GCNQSDĐ cho thửa 380 của hộ ông Hà Văn V và bà Chu Thị N là đúng theo quy định, trình tự, thủ tục của pháp luật. Vì vậy đối với thửa đất 380 ông V hoàn toàn có quyền sử dụng.
Ngày 18/06/2021 Công ty TNHH MTV tư vấn dịch vụ môi trường L đo vẽ phần diện tích đất tranh chấp nằm trong GCNQSDĐ của gia đình ông V ( thửa 380 số tờ bản đồ 1, bản đồ địa chính xã H đo vẽ năm 2008) là 398,3m2. Đối với diện tích đất trên hộ gia đình ông Hà Văn V hoàn toàn có quyền sử dụng đất, vì vậy việc ông V yêu cầu được quản lý, sử dụng đối với diện tích đất thuộc thửa 380 số tờ bản đồ 1 là hoàn toàn hợp lý.
Từ những căn cứ trên có thể khẳng định nguồn gốc đất đồi thuộc về gia đình ông Hà Văn V, do đó việc UBND cấp đất cho gia đình ông V với số thửa 380 đúng theo trình tự, quy định của pháp luật. Do có quyền sử dụng đất đối với mảnh đất 380 nên ông Hà Văn V yêu cầu được quản lý, sử dụng diện tích đất tranh chấp là 398,3m2 thuộc đất số 380 là hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, do ông V có quyền sử dụng đất đối với thửa 380 nên việc yêu cầu Toà án giải Q buộc gia đình ông Chu Văn N và bà Lý Thị C phải tháo dỡ, di dời các công trình trên đất ra khỏi diện tích đất tranh chấp là 398,3m2 là có căn cứ. Mặt khác, khi xác định được nguồn gốc đất đồi thuộc về gia đình ông Hà Văn V thì ông V phải được tiếp tục quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất tranh chấp nằm trong GCNQSD đất của gia đình ông là 4624,7m2.
Thứ năm, đối với việc thu hồi, huỷ bỏ công văn số 644/UBND-TNMT ngày 01/04/2020 của UBND huyện C về việc trả lời ông Tô Văn K:
Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 30/2018 quy định: “Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản”. Theo đó đối với Công văn số 644/UBND-TNMT của UBND huyện C đã được ban hành, nếu có sai sót cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương chứ không được phép thu hồi.
Điều này khiến chúng ta đặt ra một câu hỏi, tại sao UBND lại thu hồi Công văn, hơn nữa việc thu hồi của UBND huyện C lại diễn ra trước 01 ngày khi Toà án đưa vụ án ra xét xử, liệu có sự tình gì ẩn giấu đằng sau hay không? Với lý do theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoà giải tranh chấp đất tại xã mà không thành (trường hợp đương sự có GCNQSDĐ) thì sẽ chuyển thẩm quyền sang Toà án, lý do thu hồi Công văn số 644 trong Thông báo 240 của UBND đã đưa ra lại trùng với hướng giải Q trong mục 2.2 của Công văn 644. Vậy lý do thực sự khi Uỷ Ban thu hồi công văn trên là gì?
Mặt khác khi UBND thu hồi Công văn số 644 thì sẽ không còn đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính, hơn nữa thời hiệu khởi kiện huỷ GCNQSDĐ của hộ ông Hà Văn V đã hết. Do đó Toà không có căn cứ xem xét, giải Q các yêu cầu khởi kiện của ông Tô Văn K. Vậy nên, những yêu cầu khởi kiện của ông Tô Văn K bị bác bỏ, điều này xâm phạm đến quyền và lợi ích của cả ông Tô Văn K và hộ ông Hà Văn V.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Tuy nhiên trong trường hợp trên, liệu Toà án nhân dân đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình? Có thể thấy quyền và lợi ích hợp pháp của hộ gia đình ông Hà Văn V và ông Tô Văn K đang bị xâm phạm và ảnh hưởng bởi Q định của Toà án. Như vậy, có thể cho rằng Toà án đang vi Hiến hay không không khi chính Toà án không thực hiện được nhiệm vụ, trọng trách cao cả là bảo vệ công lý.
IV. Kết luận của báo cáo:
- Yêu cầu Tòa án chấp nhận yêu cầu độc lập của ông Hà Văn V:
- Yêu cầu được quản lý, sử dụng đối với diện tích đất 398,3m2 thuộc một phần đất số 380, tờ bản đồ số 1, bản đồ địa chính xã H đo vẽ năm 2008.
- Buộc gia đình ông Chu Văn N và bà Lý Thị C phải tháo dỡ, di dời các công trình trên đất ra khỏi diện tích đất tranh chấp là 398,3m2.
3. Đề nghị được tiếp tục quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất tranh chấp nằm trong GCNQSD đất của gia đình ông là 4624,7m2. Ông yêu cầu được sở hữu các cây: bạch đàn, thông, cây sa nứa, bụi vầu, khóm mai, bụi tre, cây gỗ thông thường, còn những cây khác ông yêu cầu di dời khỏi phần đất tranh chấp.
V. Phương án giải quyết vấn đề:
Căn cứ vào các điều: Điều 94, Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Khoản 1, Điều 67, Điều 46, Điều 49, Điều 50 Luật Đất đai năm 2003.
Kính đề nghị Quý Tòa án hãy xem xét và đánh giá nhận định khách quan nhất, đảm bảo tính công bằng, dân chủ cho thân chủ tôi.
"Sản phẩm của FTC Việt Nam. Lưu hành nội bộ"
Tin liên quan
- BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn 2023-02-07 22:09:31
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56