BCVV Số 01: Ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
![]() |
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ FTC VIỆT NAM Địa chỉ: Toà nhà FTC, Xóm 1, Xuân Nẻo, Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương. CS1: Số 521&588 Trần Đăng Ninh, TP Lạng Sơn, T. Lạng Sơn. ĐT: 02053.799.889 – 0912.468.505 – 0967.76.11.33 Email: luatsuphamduykhuong@gmail.com; Website: muaban186.com |
BÁO CÁO VỤ VIỆC
I. Nội dung vụ việc:
1. Tên vụ việc: Ly hôn; Tranh chấp quyền nuôi con.
2. Đương sự liên quan:
- Thân chủ: Lê Ngọc K (Nguyên đơn; Sinh ngày: 03/08/1989)
- Bị đơn: Vợ: Trần Thị Lệ H (Sinh ngày: 03/05/1989)
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
+ Con trai: Lê Ngọc B. Sinh năm 2014
+ Con gái: Lê Ngọc Bảo H. Sinh năm 2018
3. Địa điểm vụ việc:
- Hộ khẩu TT của nguyên đơn: Khu Ga Bắc, Thị trấn Đ, huyện C, tỉnh L.
- Hộ khẩu TT của bị đơn: Thôn Lạng Nắc, xã M,, huyện C, tỉnh L.
- Thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Vụ việc thuộc Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh L thụ lý giải quyết.
4. Nội dung: Thực hiện toàn bộ thủ tục ly hôn giữa anh Lê Ngọc K và chị Trần Thị Lệ H. Cụ thể:
Vợ chồng anh Lê Ngọc K và chị Trần Thị Lệ H kết hôn tự nguyện và có đăng ký kết hôn ngày 30/10/2014 tại Ủy ban nhân dân thị trấn Đ, huyện C, tỉnh L.
Hai vợ chồng anh K và chị H kết hôn với mong muốn là xây dựng gia đình hạnh phúc, vợ chồng cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trưởng thành. Tuy nhiên, kể từ sau khi kết hôn, vợ chồng có quá nhiều mâu thuẫn dẫn đến cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài.
II. Áp dụng Quy định pháp luật:
1. Bộ luật Dân sự 2015:
- Khoản 2, Điều 41 Bộ luật dân sự 2015
2. Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
- Điều 17, Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Điều 19, Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Khoản 1 Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014
3. Luật cư trú 2020:
- Khoản 2, Điều 20 Luật Cư trú năm 2020
III. Phân tích, biện hộ chứng cứ, áp dụng luật.
1. Về quan hệ hôn nhân
Hai vợ chồng anh K chị H có thời gian tìm hiểu nhau khoảng từ 6-7 năm trước khi tiến tới hôn nhân. Sau khi kết hôn, chị H về sinh sống chung với gia đình anh K bao gồm cả bố mẹ đẻ tại địa chỉ khu Ga Nam, thị trấn Đ, huyện C, tỉnh L.
Thứ nhất, việc anh K là lao động tự do, chị H từng là Giáo viên có công việc ổn định không phải là lý do để chị H chì chiết, xúc phạm.
Thời gian đầu sau khi kết hôn, vợ chồng vẫn chung sống hạnh phúc. Trong thời gian chung sống với nhau, thời điểm đó vợ anh K vẫn là Giáo viên, có công ăn việc làm ổn định, khi đó anh K chỉ kinh doanh ngoài nên chị H luôn luôn nghĩ rằng anh K không “môn đăng họ đối” với gia đình và công việc của chị H. Hai vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn dẫn đến căng thẳng hai bên. Rất nhiều lần chị H nói anh K là người thô lỗ, thiếu văn hóa, không hiểu sao trước khi kết hôn chị cũng biết công việc của anh K và vẫn chấp nhận cưới, đến nay lại nói anh K không có học thức. Điều này gây tổn thương sâu sắc đối với anh K.
Chị H nói rằng cả gia đình anh K rất khó khăn khi cho con về ngoại chơi. Đây chỉ là lời khai một phía từ cá nhân chị. Bởi lẽ cuối tuần anh K vẫn gọi taxi chở cả 3 mẹ con về thăm ông bà ngoại, nhưng chị H luôn cho mình có học thức, thích gì làm đấy, khi hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nhỏ thì chị H cũng ôm con bỏ về ngoại, nhiều khi anh K không đồng ý vẫn tự ý ôm con đi, dù sao anh K vẫn là bố của các cháu. Theo Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”. Theo đó, cả hai vợ chồng đều có quyền ngang nhau, chị H cần tôn trọng và chia sẻ mọi công việc của gia đình, không thể có hành động bất chấp, thích gì làm đó.
Anh K cũng đã nhiều lần suy nghĩ về tình cảm gia đình nên nhẫn nhịn để đến nhà ông bà ngoại xin lỗi. Nhưng không được chị H tôn trọng, trong khi cả hai vẫn là vợ chồng hợp pháp, thậm chí chị H tự ý chuyển trường học và hộ khẩu cho con khi chưa có sự đồng ý của anh K.
Đỉnh điểm từ khoảng năm 2020 đến nay, vợ chồng anh K chị H có quá nhiều mâu thuẫn dẫn đến cuộc sống hôn nhân lâm vào trầm trọng, cả hai không còn tình cảm gì với nhau, cuộc sống không hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài.
Thứ hai, việc chị H định có đầu tư chi phí cho anh K thuê quán, mua nguyên vật liệu, máy móc để anh K có việc làm là không đúng sự thật.
Bản thân anh K khi kinh doanh, nhận được sự hỗ trợ chi phí từ phía bố mẹ đẻ về nguồn tài chính để mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu với mục đích phục vụ kinh doanh. Thời điểm đó, chị H có đóng góp công sức trong việc hỗ trợ bán H. Tuy nhiên, về chi phí đầu tư là hoàn toàn không đúng, thời điểm đầu thì anh K có thuê mặt bằng một thời gian, nhưng sau đó thì anh K đã chuyển quán về kinh doanh tại mặt bằng là đất của bố mẹ đẻ của anh K. Chị H khi đó còn vay mượn nợ bên ngoài rất nhiều không có khả năng chi trả, anh K cũng không biết điều này. Chị còn không có tiền để trả nợ thì lấy đâu ra tiền để cho hỗ trợ cho anh K.
Ngoài ra, việc chị H có nói rằng anh K không tu chí làm ăn là hoàn toàn không đúng. Tôi cảm nhận thấy rằng bản thân chị H cũng chưa bao giờ tin tưởng và ủng hộ chồng, khi kinh doanh thời điểm đầu rất khó khăn, quán mới nên ít khách, chi phí đầu tư ban đầu nhiều nên chưa có lãi được ngay, sau đó lại diễn ra dịch bệnh kéo dài. Thiết nghĩ, việc chị H mượn nợ thì chị lấy lý do nhẹ dạ cả tin nhưng tôi không có an ủi, còn việc kinh doanh của anh K không được thành công, anh K vất vả công việc và chi phí cho quán, cũng không một lần than vãn, phàn nàn nhưng liệu chị H có thấu hiểu. Bản thân chị H thật ích kỷ khi chị nghĩ chỉ riêng bản thân chị có áp lực mà anh K không áp lực. Mặt khác, việc chị H vay nợ khi vỡ chuyện ra thì những chủ nợ đã thường xuyên đến quán để đòi nợ, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và hoạt động kinh doanh của quán, nguyên nhân sâu xa cũng một phần từ chị.
Thứ ba, việc em trai của anh K vi phạm pháp luật không liên quan đến nội dung vụ việc ly hôn này :Bởi lẽ, em trai anh K hiện không sống chung với cháu Bảo và cũng không phải người trực tiếp nuôi cháu Bảo.
Thứ tư, việc chị H nói anh K đánh chị H là hoàn toàn phiến diện khách quan từ một phía, không đảm bảo tính công bằng
Trong quá trình chung sống vợ chồng, không thể tránh khỏi những mâu thuẫn. Nhưng bản thân anh K không có hành vi đánh vợ. Bởi nếu như với tính cách của chị H, một người khôn ngoan và hiểu biết, chị không bao giờ để yên. Ngoài ra, nếu như có hành vi bao lực gia đình xảy ra, vậy bằng chứng chị đưa ra từ đâu hay tất cả chỉ là lời khai từ một phía. Và nếu đã từng đánh chị H, thì liệu chị H đến lúc ly hôn vẫn còn muốn hàn gắn quay lại đối với mối quan hệ hôn nhân này. Và hiện tại con trai lớn cũng đã trên 7 tuổi, Tòa án có thể xin ý kiến từ cháu.
Mặt khác, mâu thuẫn của hai vợ chồng anh K và chị H xuất phát từ cả hai phía, không phải do mình ai. Chị H luôn cho rằng chị H có áp lực, vậy bản thân anh K cũng có công việc kinh doanh, vậy chị H đã từng thấu hiểu hay luôn nghĩ anh K là người vô dụng, thiếu văn hóa. Ngoài ra, bản thân anh K không phải không từng nghĩ về gia đình, không cố gắng hàn gắn tình cảm, sau quá trình ly thân, tháng 7/2022, cả hai được sự đồng ý của gia đình hai bên nên đã ra thuê nhà ở riêng. Nhưng cả hai vẫn xảy ra quá nhiều mâu thuẫn, cãi vã, không tìm được tiếng nói chung, nên bản thân anh K mong muốn được chấm dứt mối quan hệ hôn nhân không có hạnh phúc này.
2. Về xác nhận thông tin cư trú
Đối với về hành vi tự ý chuyển khẩu cho con trai là cháu Lê Ngọc B về nhập khẩu chung với bố mẹ đẻ chị H (tức ông ngoại, bà ngoại) tại thôn Lạng Nắc, xã M, huyện C, tỉnh L là không hợp pháp. Bởi lẽ:
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 41 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định”. Đồng thời, theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 quy định điều kiện đăng ký thường trú đối với trường hợp: “Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ”.
Theo đó, người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có thể được nhập khẩu vào nơi khác với hộ khẩu của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý bằng văn bản hoặc cha mẹ ghi ý kiến đồng ý vào tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
Tuy nhiên, trong khi anh K và chị H chưa có Quyết định ly hôn của Tòa án, nhưng chị H không hề tôn trọng ý kiến của anh K, khi chưa có sự bàn bạc trao đổi cũng như đồng ý từ phía anh K là bố đẻ của cháu B, chị H tự ý bế con về nhà ông bà ngoại, tự ý chuyển khẩu cho con liệu đã đúng với các quy định của pháp luật. (Cụ thể với trường hợp trên là nhập khẩu vào hộ ông ngoại, bà ngoại).
Như vậy, chị H đang vi phạm nghiêm trọng về quan hệ vợ chồng. Cụ thể tại Điều 19, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Tình nghĩa vợ chồng: 1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”.
Trong khi, cháu B là con chung, chị H là từng là một giáo viên đang không hiểu hay cố tình không hiểu về việc cùng nhau chia sẻ các công việc của gia đình, mà nhất đó lại là con cái, tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Chị H có coi anh K đúng với tư cách của một người chồng không hay chị thích gì chị làm đó.
3. Về Bản án hình sự số 26/HS-ST ngày 23/04/2022
Thứ nhất, về hành vi vi phạm pháp luật của chị H dù xuất phát từ lỗi chủ quan hay lỗi khách quan như chị H trình bày là do thiếu hiểu biết và tin tưởng bạn bè thì chị H vẫn là người sai, việc anh K không động viên, an ủi chị H khi chị ấy đang vi phạm pháp luật bởi lẽ anh K không thể cổ vũ cho những hành vi vi phạm pháp luật với mọi lý do.
Thứ hai, người mẹ vi phạm pháp luật có Tiền án là biểu hiện của việc tư cách đạo đức không tốt.
Mặc dù, chị H không thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, đối với việc người mẹ vi phạm pháp luật thì việc nuôi dưỡng con có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ lúc lớn lên. Một người mẹ vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng đến việc quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ con cái, ảnh hưởng tương lai sau này. Đối với việc đã từng có tiền án cũng sẽ là một cản trở trong việc nuôi dưỡng trực tiếp con (đặc biệt với tâm lý của con trai) bởi vì đó là biểu hiện của việc tư cách đạo đức không tốt, không thể làm gương cho con.
4. Về con chung
Trong thời kỳ hôn nhân, anh K và chị H sinh được 02 người con chung là cháu Lê Ngọc B (sinh năm 2014) và cháu Lê Ngọc Bảo H (sinh năm 2018).
-
Về người trực tiếp nuôi dưỡng:
- Yêu cầu: Sau khi ly hôn, anh K mong muốn được trực tiếp nuôi dưỡng cả 02 con Lê Ngọc B và Lê Ngọc Bảo H. Nếu trong trường hợp không được nuôi cả 02 con, anh K xin được nuôi con trai lớn là Lê Ngoc B (sinh năm 2014).
Bởi lẽ hiện tại cháu B đang sống cùng với anh K và đang học tập tai Trường Tiểu học Lê Lợi, thị trấn Đ, đồng thời là con trai nên cần sự rèn giũa tích cực từ người bố. Còn đối với cháu Lê Ngọc Bảo H (sinh năm 2018) là con gái, nên rất cần sự thấu hiểu và quan tâm từ người mẹ, nên anh K đồng ý để chị H trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng. Sau khi ly hôn, mẹ các cháu vẫn có các quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con.
-
Về căn cứ xác lập quyền nuôi con:
+ Điều kiện kinh tế: Bản thân anh K có việc làm và có thu nhập ổn định (có bảng xác nhận lương đã nộp kèm theo đơn), đảm bảo cho việc sinh hoạt, học tập của con… Ngoài ra, hiện nay, con trai lớn mặc dù có hộ khẩu do mẹ cháu Lê Ngọc Bảo tự ý chuyển về bên nhà ngoại tại Thôn Lạng Nắc, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn khi chưa có sự đồng ý của anh K như đã trình bày, nhưng thực tế hiện nay, cháu đang sống cùng với anh K và ông bà nội (điều này có thể chứng minh qua lời kể của cháu), mọi chi phí học tập cho cháu từ học chính khóa đến học thêm đều do bản thân anh K chi trả. Việc cháu học tại Trường Tiểu học Lê Lợi là một trường điểm của huyện cũng được cháu cảm nhận thấy học trong môi trường tốt hơn, khả năng tiến bộ trong học tập cũng cao hơn.
Mặt khác, anh K đã có chỗ ở ổn định, bởi lẽ anh K cũng đã có nhà riêng do bố mẹ đẻ cho tặng cho riêng (có Hợp đồng cho tặng kèm theo).
Còn chị H hiện nay, không có việc làm ổn định, thu nhập không ổn định, không có khoản tiền tích lũy nào, có nhiều khoản nợ riêng. Mặt khác, bản thân chị H hiện vẫn còn đang ở nhà thuê tại Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
+ Điều kiện về tinh thần: Hiện nay, bản thân anh K là người trực tiếp sống chung với cháu Bảo, thường xuyên đưa đón cháu đi học H ngày, là người gần gũi với cháu nhiều nhất. Ngoài ra, khi mẹ cháu còn quá nhiều khoản nợ nần riêng, việc tâm lý của chị cũng sẽ luôn bị áp lực, căng tH cho việc trả nợ. Có nhiều lần chủ nợ đến tận nhà để đòi nợ, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý cho cháu Bảo, đặc biệt là con trai, có thể gây những hệ lụy xấu về sau.
+ Về lối sống: Chị H có hành vi vi phạm phát luật, xét về tư cách đạo đức, dù không thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền đối với con nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ con cái, ảnh hưởng tương lai sau này bởi tư cách đạo đức không tốt, đặc biệt là Bảo lại là con trai.
-
Về cấp dưỡng:
Không yêu cầu bà Trần Thị Lệ H phải cấp dưỡng nuôi con.
IV. Kết luận của báo cáo:
- Yêu cầu Tòa án giải quyết cho anh Lê Ngọc K được ly hôn với chị Trần Thị Lệ H.
- Về quyền nuôi con và cấp dưỡng:
+ Về quyền nuôi con: Anh K mong muốn được chăm sóc và nuôi dưỡng cả 02 con chung là cháu Lê Ngọc B (sinh năm 2014) và Lê Ngọc Bảo H (sinh năm 2018) theo như những căn cứ đã trình bày ở trên. Nếu trong trường hợp chỉ được nhận nuôi 01 người con, thì anh K xin được nuôi con trai lớn là cháu Lê Ngọc B, còn con gái là Lê Ngọc Bảo H còn nhỏ tuổi nên để mẹ cháu là chị H nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Về cấp dưỡng: Không yêu cầu bà Trần Thị Lệ H phải cấp dưỡng nuôi con.
- Về tài sản chung, nhà ở, công nợ, các khoản vay, công sức đóng góp của hai vợ chồng: Không yêu cầu Tòa án giải quyết.
V. Phương án giải quyết vấn đề:
Căn cứ Khoản 1 Điều 51, Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng anh K, chị H hiện tại có quá nhiều mâu thuẫn không thể dung hòa được, dẫn đến cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài.
Kính đề nghị Quý Tòa án hãy xem xét và đánh giá nhận định khách quan nhất, đảm bảo tính công bằng, dân chủ cho Thân chủ Tôi.
"Sản phẩm của FTC Việt Nam. Lưu Hành Nội Bộ"
Tin liên quan
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ( MH02-LV1/17-01) 2021-11-08 15:54:20
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2023-02-07 22:19:19
- LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ (MH03-LV2/08-01) 2021-11-06 16:00:45
- NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT ( MH02-LV1/03-02) 2021-11-06 15:54:56
- SƠ CẤP CỨU THÔNG THƯỜNG (MH02-LV1/01-01) 2021-11-06 16:45:08